Cách phòng trị bệnh Viêm Phổi ở Lợn

Hiện nay, bệnh viêm phổi địa phương (Bệnh suyễn heo) tuy là một bệnh mang tính chất địa phương nhưng cũng là một bệnh trưyền nhiễm khá nguy hiểm.

Cách phòng trị bệnh Viêm Phổi ở Lợn - cach phong tri benh viem phoi o lon

 

Bệnh có khả năng gây thiệt hại kinh tế của bà con chăn nuôi, đặc biệt là ở khu vực chăn nuôi hộ gia đình. Do đó, bà con cần thường xuyên theo dõi đàn heo để có thể nhanh chóng phát hiện bệnh và có biện pháp phòng trị kịp thời.

1. Nguyên nhân

Là một bệnh đường hô hấp, thường ở dạng mãn tính. Bệnh có tính chất địa phương. Các triệu thường gặp như: ho, thở khó….bệnh ảnh hưởng đến gan, phổi. Tỉ lệ chết trên 10 %. Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniac, có thể kết hợp với một số vi khuẩn như Pasteurella, Streotococus…làm bệnh trầm trọng hơn.

Heo mọi lứa tuổi điều mắc bệnh, nhưng mắc bệnh và gây chết nhiều ở heo 1 – 3 tháng tuổi. Bệnh lây lan trực tiếp, nhanh, mạnh và thường kéo dài.

Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng nghiêm trọng hơn khi khí hậu ẩm ướt và rét. Ngoài ra, bệnh còn lây lan nhanh trong những trang trại có heo mới bị mắc bệnh và gây chết nhiều heo, sau đó trở thành dịch lẻ tẻ, âm ỉ, heo chết ít hơn nhưng phải hết sức chú y nếu đưa heo mới hoặc heo bệnh vào đàn thì bệnh sẽ trở lại trầm trọng.

2. Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh trung bình 10 – 15 ngày. Bệnh tích xuất hiện sau 11 – 15 ngày, triệu chứng ho, thở khó xuất hiện sau 25 – 35 – 65 ngày. Có 4 thể bệnh sau:

Thể cấp tính:

Heo 3 – 5 tháng tuổi bị mắc nhiều nhất. Thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ (39 – 39,5 độ C). ho lúc vận động mạnh, sau khi ăn. Thường heo ho nhiều nhất vào sáng sớm hoặc chiều tối. Lúc đầu heo ho từng tiếng, sau ho thành chuỗi kéo dài trong 2 – 3 tuần, thở khó có tư thế như chó ngồi, bí tiểu tiện, nước tiểu vàng và ít. Bệnh tiến triển nhanh khi đàn heo mắc bệnh lần đầu.

Thể thứ cấp tính:

Heo ốm ho nhiều, thở nhanh, há mồm và thóp bụng để thở, thân nhiệt ít tăng, bệnh tiến triển trong khoảng 2 tuần lễ.

Thể mãn tính:

Thể bệnh này tiến triển trong vài ba tháng. Tỷ lệ chết của heo ốm không cao, nhưng heo tăng trọng kém, chậm lớn, còi cọc. Nếu những heo bị bệnh ở thể này lại chăm sóc, nuôi dưỡng kém thì có thể chuyển thành thể cấp tính.

Thể ẩn tính:

Thể bệnh này ít gặp, nếu có thì thường xảy ra ở heo trưởng thành, heo thịt vỗ béo. Heo chỉ thỉnh thoảng ho, khó phát hiện. Khi con vật bị bệnh nặng hơn thường bị chết.

3. Phòng bệnh

– Định kỳ phải tiêu độc, khử trừng chuồng trại

– Đảm bảo vệ sinh thức ăn và nước uống

– Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột, đảm bản đủ dinh dưỡng.

– Con giống phải được mua từ những vùng, trại an toàn dịch. Trước khi nhập đàn phải nhốt riêng, theo dõi từ ít nhất 30 ngày.

– Kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc, lai lịch heo đực giống.

Nguồn: 2lua.vn

Thảo luận cho bài: Cách phòng trị bệnh Viêm Phổi ở Lợn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *