Cách thu hoạch và chế biến cây kim ngân

Cây kim ngân dùng làm thuốc trừ phong ẩm, tán nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống. Trị các chứng nhọt độc, hầu tý, phong ẩm hàn nhiệt khẩu.

 

I. Thu hoạch

Thời vụ thu hoạch kim ngân là từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, từ lúc cây có nụ hoa đến lúc hoa nở trong khoảng 15 ngày, nhưng tùy theo điều kiện khí hậu mà có sự xê dịch, nhiệt độ khí trời cao thì hoa nở nhanh, nhiệt độ thấp thì hoa nở chậm. Thời gian thích nghi lúc thu hoạch là lúc nụ hoa từ màu xanh trở thành màu trắng, lúc hoa bắt đầu ở là tốt nhất, nhưng nếu thu hoạch lúc nụ hoa còn xanh thì sản lượng và chất lượng đều thấp; nếu thu hoạch lúc hoa đã nở xong cũng sẽ hạ thấp chất lượng và sản lượng. Thông thường thu hoạch chia làm 2 kỳ, kỳ đầu và kỳ thứ hai. Thời kỳ đầu kéo dài nửa tháng, 5 ngày đầu hoa mới nở rất ít, số lượng hái từ ngày thứ sáu đến ngày thứ 10 nhiều nhất, về sau lại ít. Sau khi hái xong lần đầu, hoa lại nở tiếp và hái hoa lần thứ hai.

Thời gian hái hoa quan trọng nhất là hái đúng lúc, cứ 4 kg hoa tươi phơi khô được 1 kg khô; hoa mới nở, thì 4,25 kg tươi được 1 kg khô; hoa đã nở hết thì 7 kg hoa tươi được 1 kg khô. Về thời gia hái, có ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc, hoa hái trước 9 giờ sáng, sau khi phơi khô màu sắc trắng nhất; hoa hái từ 10 giờ sáng trở về sau không thể phơi khô ngay, phần lớn biến thành màu vàng nhạt.

Cách thu hoạch và chế biến cây kim ngân - cach thu hoach va che bien cay kim ngan 500x314II. Chế biến

Sau khi hái hoa về nên phơi khô ngay. Phơi hoa là khâu quan trọng nhất trong tòan bộ quá trình sản xuất, là một bước quan trọng có tính chất kỹ thuật cao nhất, công tác này quyết định chất lượng kim ngân, nếu phơi khô được tốt, chất lượng sẽ cao; ngược lại, chất lượng sẽ thấp. Các nơi sản xuất kim ngân có hai cách làm khô, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo:

1. Phơi khô trên sân lát gạch hay phơi khô trên bãi cát: Chọn chỗ dãi nắng, bằng phẳng vào lúc sáng sớm đêm hoa rải mỏng đều, phủ kín chỗ đất phơi hoa là được, lúc trời nắng to có thể rải dày hơn chút ít, nếu rải hoa quá mỏng, hoa khô nhanh, chất lượng kém; nếu nắng yếu mà rải lớp dày thì hoa dễ biến thành màu đen. Yêu cầu chung là phơi khô ngay hôm đó, nếu không để ngày hôm sau phải phơi lại, đến lúc phơi khô được 8 – 9 phần, không được đảo trộn hoa, nếu lật trở hoa sẽ biến thành màu đen; phơi hoa kim ngân trên sân gạch là tốt nhất.

2. Phơi khô trên nong: phơi trên nong có thể đảo trộn lúc nào tùy ý, không ảnh hưởng tới chất lượng đem hoa rải đều trên nong, phơi chỗ dãi nắng.

Vì sau khi hái hoa phải đem phơi ngay, thường thường ảnh hưởng bởi thời tiết mà làm cho chất lượng hoa thay đổi. Để đảm bảo chất lượng có thể dùng cách sấy khô; đem hoa kim ngân sấy khô bằng lửa, chất lượng tốt nhất. Lò sấy dài rộng 4,2 m, trong đó có 6 tầng, mỗi tầng cách nhau 40 – 50 cm, mỗi tầng là một giàn, mỗi giàn rải sấy 12 kg hoa, mỗi lần sấy được 72 kg. Chú ý không nên sấy quá nhiều, sấy nhiều sẽ làm hơi nước bốc lên chậm, hoa sẽ biến thành màu vàng.

Cạnh giàn sấy để cách tường 27 – 33 cm. Lò sấy 4 góc để 4 lỗ để thông gió, nóc có hai ống thông hơi, rộng 27 cm, dài 40 – 50 cm; còn có hai cửa sổ hình chữ nhật rộng 33 – 43 cm, và một cửa ra vào. Nhiệt độ trong phòng sấy nói chung là 38 – 42oC, nếu nhiệt độ cao quá, dễ làm cho hoa bị khô giòn. Nếu sau khi sấy khô, lại đem ra nắng phơi khô, làm cho hoa màu sắc càng đẹp hơn. Phơi trên nong hoa kim ngân khó phơi trong một ngày là khô, sau đó ba ngày lại phải phơi một lần nữa, phơi lần thứ hai này độ một ngày là khô.

III. Qui cách, phẩm chất

Cây kim ngân được phân loại theo tiêu chuẩn dưới đây:
Loại 1: Khô, nụ hoa hình kim, to, màu trắng, vàng hay màu xanh, số hoa đã nở không quá 5%, không lẫn cành lá, tạp chất, không bị sâu mọt, mốc và biến chất.

IV. Bảo quản

Sau khi phơi sấy khô, phải chú ý khâu bảo quản, nếu bảo quản không tốt dễ bị ẩm mốc biến chất. Lúc cất giữ, nói chung bà con nông dân thường dùng lọ sành to, bỏ kim ngân vào trong nhận chặt, miệng gắn xi kín, không để cho không khí lọt vào để tránh ẩm. Những hoa đem đi bán nên đóng vào trong thùng gỗ (hòm gỗ), trong lót giấy bọc kín để ở chỗ khô thoáng gió, để tránh ẩm ướt. Lúc bị sâu mọt, mốc biến chất không nên đem phơi, càng không nên đem xông.

Nguồn: khoahocchonhanong.com.vn

Thảo luận cho bài: Cách thu hoạch và chế biến cây kim ngân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *