Loài mèo vốn được mệnh danh là loài động vật sạch sẽ bởi thói quen liếm lông cẩn thận của chúng. Mèo có thể dành 10% thời gian vận động chỉ để chăm chút bộ lông cho đẹp, nhưng chúng đâu biết thói quen này là nguyên nhân chính của bệnh búi lông nhiều phiền toái ở mèo.
Những búi lông của mèo được hình thành từ đâu?
Sức khỏe của mèo cưng và thói quen chải lông của nó là hai yếu tố chính gây nên căn bệnh phiền toái này.
Khi mèo tự liếm lông để vệ sinh cơ thể, những gai vị giác hình móc nhỏ li ti trên đầu lưỡi mèo bắt lấy lông rụng, và sau đó mèo nuốt chúng vào. Đa số lông bị nuốt vào được tiêu hóa dễ dàng, nhưng có vài sợi còn mắc ở dạ dày, dần dần tích tụ tạo thành búi lông.
Khi búi lông to lên, gây cảm giác khó chịu thì mèo sẽ cố gắng nôn chúng ra. Những búi lông đi ra từ đường thực quản hẹp thường có hình dạng ống trụ mảnh hơn là vòng tròn.
Hình ảnh một búi lông của mèo
Bệnh búi lông ở mèo hay xuất hiện ở những giống mèo lông dài, như là mèo Ba Tư (Persian) và mèo nhà Bắc Mỹ (Maine Coon). Những con mèo rụng nhiều lông, hoặc hay tự chải chuốt quá cũng có nguy cơ bị bệnh do chúng có xu hướng nuốt lông mình nhiều. Bạn có thể chưa thấy những búi lông khi mèo còn nhỏ, nhưng những búi lông này phát triển khi mèo lớn lên. Điều này khá bình thường ở mèo: khi lớn lên, chúng sẽ quen với việc liếm lông để vệ sinh cơ thể, nên sẽ có nhiều búi lông xuất hiện.
Triệu chứng bệnh búi lông ở mèo
Búi lông của mèo nhìn chung không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng; nhưng nếu mèo cưng có biểu hiện nôn quá nhiều (vài lần một tuần trên một tháng) thì bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để khám bệnh.
Mèo nôn mửa có thể là một dấu hiệu của nhiều hành vi và tình trạng sức khỏe khác nhau của mèo, bao gồm:
-
Thay đổi cách ăn uống
-
Ăn cây cỏ
-
Đồ ăn bị hỏng
-
Kí sinh trùng trong ruột
-
Bệnh tiểu đường
-
Bệnh thận hoặc bệnh tuyến giáp
-
Nuốt phải dị vật
-
Chứng viêm ruột
Khi búi lông phát triển to lên, chúng có thể gây tắc nghẽn dạ dày và đường ruột, của mèo, dẫn đến mèo bị sụt cân, chán ăn, tiêu chảy và ho khạc nhiều. Lúc đó, mèo cưng cần được phẫu thuật để lấy búi lông ra, và điều đó rất tốn kém và có thể nguy hiểm đến tính mạng của mèo.
Bốn cách chữa trị bệnh búi lông ở mèo:
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh búi lông này, nhưng người nuôi thú có thể áp dụng các cách sau để giảm bớt các búi lông và thói quen liếm lông của mèo:
Chải chuốt mèo cưng thường xuyên:
Khi bạn chăm sóc bộ lông cho mèo cưng, mèo sẽ hạn chế thói quen liếm lông, do đó sẽ có ít búi lông bị mắc kẹt trong bụng hơn. Việc chải chuốt cho mèo cưng mỗi ngày vừa là cách hiệu quả để giảm số lượng búi lông, vừa giúp tình cảm giữa bạn và thú cưng thêm bền chặt. Nếu mèo cưng không quen được với việc bị chải lông, bạn nên tìm cách đưa mèo đến thợ chải lông chuyên nghiệp 6 tháng một lần để họ chải chuốt và cắt ngắn bộ lông đi (đặc biệt dành cho giống mèo lông dài).
Bên cạnh đó, bạn nên thay đổi bữa ăn của mèo cưng: hàm lượng chất xơ cao hơn, hạn chế đồ ăn nhanh ít năng lượng và huấn luyện mèo cưng tập thể dục nhiều hơn.
Sử dụng sản phẩm trị búi lông hoặc thuốc nhuận tràng:
Các phương thuốc trị búi lông mèo thường chứa một loại dầu không thể tiêu hóa hoặc chất nhầy với mùi vị hấp dẫn giống như mùi mạch nha hay thịt cá ngừ nhằm tống các búi lông còn mắc kẹt ra ngoài cơ thể mèo con nhanh chóng.
Hạn chế mèo cưng liếm lông:
Nếu bạn nghi ngờ nguyên nhân gây ra bệnh búi lông ở mèo là do thói quen liếm lông quá nhiều của nó, hãy huấn luyện mèo cưng tham gia các hoạt động lành mạnh thú vị khác để mèo quên đi thói quen liếm lông thường xuyên.
Nguồn: nanapet.com