Cách trồng Bí Đao chanh

Giống bí cao sản, sinh trưởng và phát triển mạnh. Kháng sâu bệnh tốt. Trái suôn đẹp dài 18 – 20 cm, đường kính 5 – 5,5 cm màu xanh hơi đậm, ăn ngon. Thời gian bắt đầu thu hoạch 55 – 60 ngày sau khi gieo. Năng suất từ 35 – 40 tấn/ha.

Cách trồng Bí Đao chanh - cach trong bi dao chanh 1024x768

1.Thời vụ

Trồng quanh năm, nhưng thích hợp nhất là vụ     Đông Xuân (tháng 11 – tháng 12 dương lịch).

2.Thời gian thu hoạch

– Bắt đầu thu hoạch khoảng 50-60 ngày sau khi trồng

– Thời gian thu hoạch dài, nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch trên 2 tháng

3. Kỹ thuật canh tác

– Khoảng cách – mật độ:

+ Trồng cắm chà: khoảng cách cây – cây 0.4 môi trường, liếp rộng 2,4 môi trường, hàng đôi. Mật độ trồng khoảng 1,600 cây/1.000 m2

+ Trồng bò đất: khoảng cách cây – cây 0,4 môi trường, liếp rộng 5-6 môi trường, hàng đôi. Mật độ trồng khoảng 800 cây/1.000 m2.

– Khi dây bí bò khoảng 1 m tiến hành bắm ngọn

– Bón phân: Trồng cắm chà: cho 1.000 m2 cần phân hữu cơ 2- 3 tấn, lân 40 kg, NPK (20-20-15) 50 kg, Kali 20 kg, Urê 20 kg (nếu trồng bò đất, thì lượng phân giảm 50%)>

+ Cách bón:

– Bón lót (theo hốc): 2-3 tấn phân hữu cơ + 40 kg lân + 10 kg NPK (20-20-15) + 5 kg kali. Cần lấp đất sau khi bón phân.

+ Thúc lần 1: 10-15 ngày sau khi gieo: 15 kg urê, rải xung quanh gốc và cách gốc 20 cách mạng, cần lấp phân.

+ Lần 2: 30 ngày sau khi gieo: 20 kg NPK (20-20-15) + 7 kg Kali

– Sau đó cứ 10 ngày bón 1 lần 4 kg NPK (20-20-15) + 1.6 kg kali + 0,8 kg Ure (Khoảng 5 lần bón)

4. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh trên bí đao tương đối ít nhưng vẫn phải chú ý phun định kỳ 7-10 ngày/1 lần.

A/ Sâu:

– Bọ trĩ: thường tập trung ngọn, chích hút nhựa cây làm trùng ngọn, cây không phát triển được. Đây là môi giới truyền bịnh virus, làm dây bí tiêm ngọn, không phát triển và không có khả năng cho ra trái.

Phòng trừ:
confidor, regent, lânnte… phun theo nồng độ chỉ dẫn của chai, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun tập trung vào ngọn, phun đều cả cây.

– Rầy xanh, rầy mềm, bọ xít: chích hút lá, lá xoăn cây kém phát triển. Phòng trừ: dùng cidi M50, supracide, confidor… phun kỹ mặt dưới lá.

– Sâu vẽ bùa (Dòi đục lá): Đục lòn trong phiến lá, ăn phần diệp lục tố, tạo những đường ngoằn ngèo trên phiến lá, khi phá hoại nặng là lá bị khô cháy, làm giảm năng suất trái. Dùng Regent, Ofunack, Lannate…

– Sâu xanh: có thể dùng polytrin, sumiapha, decis, sherpa….

Chú ý: Nên thay đổi gốc thuốc giữa các lần phun để tránh sâu kháng thuốc.

B/ Bệnh:

– Chết cây non: xuất hiện giai đoạn cây con, phần thân gần mặt đất thối nhũn, cây đổ ngã. Dùng Rovral, Aliete….

– Giai đoạn cây con không nên tưới quá ẩm ngừa bệnh phát sinh

– Chạy dây, ngủ ngày: cây bị mất nước héo từ đọt đến thân, đôi khi bị nứt kéo từng nhánh. Dùng Aliette, Ridomil, Rovral, Appencarb…

– Đốm phấn, sương mai: lúc đầu vết bệnh vàng nhạt sau chuyển nâu. Dùng Ridomil, Mancozed….

– Đốm nâu: bệnh xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi nhiệt độ và ẩm độ không khí cao. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện những đốm tròn nhỏ màu nâu, lớn dần chuyển sang nâu nhạt. Dùng Daconyl, dithane M45…

Chú ý: Khi sử dụng thuốc hoá học trừ sâu bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được in trên nhãn thuốc.

Nguồn: sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

  • ky thuat trong bi dao chanh
  • cach trong bi dao chanh
  • trong bi dao chanh
  • bi dao chanh
  • ki thuat trong bi dao chanh
  • giống bí đao én vàng
  • kỹ thuật trồng bí đao chanh
  • Ky thuat trong bi dao
  • cách trồng bí dao

Thảo luận cho bài: Cách trồng Bí Đao chanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *