Kỹ thuật bón phân cho cây sắn (khoai mì)

Sắn là một loại cây lương thực ăn củ có thể sống lâu năm. Cây khoai mì cao 2–3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.

Kỹ thuật bón phân cho cây sắn (khoai mì) - xe tai2

Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%; chất protein, béo, xơ, tro trong 100g được tương ứng là 0,8-2,5 g, 0,2-0,3 g, 1,1-1,7 g, 0,6-0,9 g; chất muối khoáng và vitamin trong 100 g củ sắn là 18,8-22,5 mg Ca, 22,5-25,4 mg P, 0,02 mg B1, 0,02 mg B2, 0,5 mg PP. Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không được cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích. Lá sắn trong nguyên liệu khô 100% chứa đựng đường + tinh bột 24,2%, protein 24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất khoáng 6,7%, xanhthophylles 350 ppm (Yves Froehlich, Thái Văn Hùng 2001). Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin.

Kỹ thuật bón phân cho cây sắn (khoai mì) - cu san luoc 1310 giadinhonlinevn 0957

Trong quá trình trồng và chăm sóc cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật bón phân sau đây để sắn cho sản lượng và chất lượng cao:

  • Bón lót (khi làm đất lần cuối hay bón vào hốc trước khi trồng): 10 -15 tấn PHÂN CHUỐNG HOAI MỤC + 200-300 kg trên 1 hecta phân bón chuyên dùng cho sắn.
  • Bón thúc 1 khi cây mọc đều (khoảng 15-20 ngày sau trồng): 300-400 kg trên 1 hecta  phân bón chuyên dùng cho sắn.
  • Bón thúc 2 (khi củ bắt đầu phát triển): 200-300 kg trên 1 hecta chuyên dùng cho khoai mì.

Chúc bà con có một vụ mùa thắng lợi.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng sắn dây

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật bón phân cho cây sắn (khoai mì)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *