Thóc trước khi được đem đi bảo quản cần được phơi thật khô, làm sạch hết các tạp chất khi thu hoạch rồi mới đem đi bảo quản. Thóc có thể được bảo quản trong chum, thùng tôn, hòm gỗ, bao… Cách bảo quản thóc sau thu hạch
Cách bảo quản thóc sau thu hạch
Những điểm cần lưu ý trong quá trình thu hoạch, phơi thóc và bảo quản:
+ Quá trình thu hoạch:
- Thu hoạch đúng thời điểm.
- Đối với nhóm lúa nếp nên thu hoạch khi trên 87% tổng số hạt đã chín. Thu xong cần suốt và phơi ngay.
- Đối với nhóm giống lúa chất lượng cần thu hoạch sớm hơn (bông có khoảng 90% số hạt đã vàng). Thu hoạch vào lúc này lượng gạo trong cao hơn và hiếm khi bị gãy khi xay xát hạt gạo sẽ đều.
- Nhóm lúa thường: Cần thu hoạch muộn hơn khi lúa đã chín hoàn toàn (khoảng trên 95% số bông và số hạt đã vàng).
+ Quá trình phơi thóc: thu hoạch vào ngày nắng ráo, khô hanh. Thóc cần phải làm khô từ từ. Nếu làm khô đột ngột thì hạt gạo sẽ bị gãy nhiều khi xay xát đồng thời chất lượng gạo sau này cũng sẽ bị giảm.
Lúa vụ xuân ở miền Bắc thường được thu hoạch vào tháng 6 Dương Lịch, thời tiết có nhiều nắng nóng nên rất thuận tiện cho việc hong phơi. Song để đảm bảo cho gạo sau này giữ được phẩm chất thơm ngon, hạt gạo trong và ít bị gãy đòi hỏi lô thóc cần được phơi qua 3 giai đoạn:
- Làm se vỏ: Lớp thóc cần được phơi dày từ 10-12cm và thường xuyên được đảo đều.
- Làm khô thóc: Nên phơi ở mức mỏng hơn và đảo thường xuyên cho thóc khô từ từ.
- Phơi đạt độ khô bảo quản: Thóc cần được làm sạch phơi lại cho thật khô đảm bảo độ ẩm đạt 13%( bóc gạo cắn thấy kêu đanh là được).
Để giữ thóc được lâu mà vẫn đảm bảo chất lượng cần phơi thật khô, làm sạch hết tạp chất rồi mới đem bảo quản. Giữ thóc trong chum, thùng phuy, thùng tôn, hòm gỗ hoặc trong bao chuyên dùng. Nơi cất trữ thóc phải khô ráo, thóc để cách tường và kê cao cách mặt đất 40 – 50cm để tránh hút ẩm. Nếu bảo quản trên 6 tháng thì cần phải phơi lại sau 5 tháng bảo quản để lấy lại ẩm độ 13%.