Kỹ thuật chọn giống cây sầu riêng

Theo thời gian, hoặc nhờ khám phá, hoặc nhờ gây giống, hiện nay Sầu Riêng có độ 70 giống, trong đó giống Sầu Riêng đường không hạt có triển vọng và được giới tiêu thụ ưa chuộng hơn hết, phân loài này được gây giống đặc biệt ở Thái Lan và Việt Nam.

Kỹ thuật chọn giống cây sầu riêng - cay sau rieng va ky thuat chon giong

I. Đặc điểm phân bố

Sầu Riêng có thân cây lớn, quả có mùi độc đáo và vỏ có nhiều gai. Trong thế kỷ 20 ở Việt Nam được biết tới 2 giống “sầu riêng mỡ” có lớp cơm màu trắng xám như mỡ và “sầu riêng đường” có lớp cơm màu vàng như đường mía.

Theo thời gian, hoặc nhờ khám phá, hoặc nhờ gây giống, hiện nay sầu riêng có độ 70 giống, trong đó giống “sầu riêng đường không hạt” có triển vọng và được giới tiêu thụ ưa chuộng hơn hết, phân loài này được gây giống đặc biệt ở Thái Lan và Việt Nam. Loài này có đặc điểm múi ngọt, không có hạt hoặc hạt bị tiêu giảm.

Cây sầu riêng có thể cao tới 40 mét. Lá luôn xanh, đối xứng hình êlip đến hình thuôn, dài từ 10-18 cm. Hoa nở từng chùm từ 3-30 trên cành lớn và thân, mỗi hoa có đài hoa và 5 (ít khi 4 hay 6) cánh hoa.

Trái sầu riêng chín sau 3 tháng sau khi thụ phấn. Trái có thể dài tới 40 cm và đường kính 30 cm, nặng từ 1 đến 5 kg. Trái có thể mọc trên thân cây cành, sầu riêng có thể có trái sau khi trồng 4 tới 5 năm. Màu của trái có thể từ xanh sang nâu, hình dạng thuôn đến tròn. Bên ngoài có lớp vỏ cứng bao với gai nhọn, mùi nồng đặc trưng tỏa từ thịt bên trong. Nhiều người xem đó là thơm, nhưng cỏ người cho đó là thối. Cả hai kết quả phẩm bình, tuy mâu thuẫn nhưng đều có lý.

Trong trái sầu riêng chín, theo các chuyên gia hóa học, có hơn 100 chất, trong đó có một số thuộc ête (ether) thơm, và một số ête thối, có thành phần lưu huỳnh. Thơm hay thổi là kết quả của khứu giác cá nhân: tiếp nhận ête thơm trước tiên, hay tiếp nhận ête thối trước tiên mà thôi.

Một đặc điểm nữa của trái sầu riêng là trái chín chỉ rơi (rụng) vào một thời điểm nhất định trong ngày: trái rơi (rụng) nhiều nhất vào lúc giữa đêm và một số ít vào giữa trưa, những giờ khác không có trái rơi. Nhờ đó con người tránh được tai nạn.

Trái sầu riêng có nhiều múi, mỗi múi có 1 đến 3 hạt. Phần ăn được là phần thịt (cơm) bao quanh hạt cứng. Hạt có kích cờ như hạt mít, có thể ăn được nếu được nướng, chiên hay luộc.

Sầu riêng phân bố chủ yếu ở Indonesia (Nam Dương), Malaysia (Mã Lai) và Brunei, tuy nhiên có thể mọc ở mọi nơi có điều kiện khí hậu tương tự. Các vùng khác mà sầu riêng có thể mọc là Mindanao, Thái Lan, Philipin, Queensland ở úc, Campuchia, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Sri lanka và một phần của Hawaii. Thái Lan là nước xuất khẩu chủ yếu sầu riêng.

II. Kỹ thuật chọn giống

– Sầu riêng trước đây được trồng nhiều bằng hột và là cây thụ phấn chéo nên có sự phân ly rất lớn ở thể hệ sau.

– Hiện nay ở miền Nam có đến 59 dòng/giống sầu riêng được trồng với nhiều dạng trái, trọng lượng và phẩm chất khác nhau. Sau đây là một số giống được ưa chuộng và có triển vọng để phát triển:

1. Sầu riêng cơm vàng hạt lép

Loại này có tán khá tròn đều, năng suất cao hơn 100 trái/cây/năm, phân bố trái đều, ít nhiễm sâu bệnh nguy hiểm, trọng lượng trái trung bình từ 3 – 3,5kg, dạng trái cân đối, cơm vàng đều, tỷ lệ cơm 29,6%, tỷ lệ hạt lép 60%, vị béo, ngọt, thơm. Giống này có nguồn gốc ở Cái Mơn – Chợ Lách – Bến Tre.

2. Sầu riêng cơm vàng hạt lép (RI – 6)

– Tán cây tròn đều, năng suất cao, khoảng 150 trái/cây/năm và ổn định liên tục trong nhiều năm.

– Trái phân bố đều trên cây, ít nhiễm sâu bệnh nguy hiểm. Trọng lượng trái trung bình 3 – 3,5kg, dạng trái cân đối, thon dài hơi nhọn đầu.

Cơm có màu vàng rất hấp dẫn, ráo, tỷ lệ cơm trên trái khoảng trên 30%.

Giống này có nguồn gốc ngoài nước, được trồng nhiều ở Vĩnh Long và Cái Mơn, Chợ Lách – Bến Tre.

3. Sầu riêng Kanyao

Đây là giống được thị trường thế giới chấp nhận. Cây trồng ở Việt Nam sinh trưởng phát triển khá mạnh, tán thoáng, cành thưa và vuông gốc với thân, trái có mũi hơi nhọn, cơm rất dày và màu vàng, bảo quản được lâu. Tuy nhiên hơi ít trái. Đặt biệt khi trồng ở miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nếu quy trình chăm sóc không đúng thì phẩm chất trái không đạt.

Cũng như giống Monthong, Kanyao là giống của Thái Lan được du nhập vào Việt Nam bằng còn đường phi mậu dịch. Giống này trồng nhiều ở huyện Chợ Lách Trái có hình tròn, cuống dài, rất dày cơm và có màu vàng sáng, hột lép trên 80%, chưa thấy hiện tượng bị sượng khi trồng ở Bến Tre.

Ngoài ra, còn rất nhiều giống được nông dân trồng lâu đời như: sầu riêng khổ qua xanh; sầu riêng khổ qua vàng (làm gốc ghép); sầu riêng bí rợ…

Nguồn: sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

  • giống sầu riêng
  • Cach chon giong sau rieng

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật chọn giống cây sầu riêng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *