Cỏ kim tuyến có điều kiện sống rất khó, sống ở độ cao trên 2000m, ở những vách đá vôi, khe suối, trong những bụi cây lớn, dưới những tán cây cao, rậm.
Đặc biệt loại cỏ này không ưu ánh sáng trực tiếp, sống ở độ ẩm cao, đất xốp, thoáng khí.
Vì điều kiện sống như vậy nên rất khó lai tạo, theo nghiên cứu thì nếu cỏ kim tuyến sống ở độ cao thấp hơn 2000m thì cho giá trị dược liệu thấp. Một phần là do người dân khai thác quá nhiều nên hiện nay số lượng rất ít, và đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.
Cỏ kim tuyến thân mềm màu tím, mọng nước, cao khoảng 20cm, lá ít khoảng từ 4-6 lá trên một cây. Hình dạng lá trái xoan, bao phủ một lớp lông mềm như nhung, nên người ta còn gọi là cỏ nhung, lá có nhiều vân và sọc kẻ ngang dọc màu vàng. Ban đêm nếu dùng đen pin soi sẽ thấy lấp lánh như kim tuyến. Mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới màu nâu. Hoa mọc ra từ đầu ngọn, hình dáng giống các loại lan rừng, màu trắng hoặc hồng đỏ. Sinh sản vô từ chồi và rễ.
Thành phần hóa học gồm có kaempferol-3-O-beta-D-glucopyranosid , quercetin, 5-hydroxy-3′-4′-7′-trimethoxyflavonol-3-O-beta-D-rutinosid và isorhamnetin-3-O-beta-D-rutinosid, isoharmnetin-3-O-beta-D-glucopyranosid.
Cỏ kim tuyến mọc rải rác ở rừng núi đá vôi trên những đỉnh núi của dãy Hoàng Liên Sơn. Ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Lào… cũng có.
Nguồn: thaoduocquy.net
Tìm bài này trên Google:
- cỏ kim tuyến