Dê Bách Thảo

Về nguồn gốc và theo phân loại động vật, dê Bách Thảo cũng thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ móng chãn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), họ phụ dê cừu (Capra rovanae), loài dê (Capra hircus), giống dê Bách Thảo.

Dê Bách Thảo - de bach thao

 

Dê Bách Thảo là giống dê kiêm dụng thịt-sữa nổi tiếng của nước ta. Dê có nhiều tên gọi khác nhau nhưng cũng na ná giống nhau như Bắc Thảo, Bát Thảo, Bắc Hải, Bách Thảo nhưng được gọi thống nhất là Bách Thảo từ sau Hội nghị nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê toàn quốc tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 1992.

Có nhiều ý kiến cho rằng dê Bách Thảo là giống dê được hình thành từ việc tạp giao giữa dê Cỏ và các giống dê được nhập vào nước ta từ hàng trăm năm trước như Alpine, Anglo Nubian. Qua một thời gian khá dài hàng trăm năm thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt nóng khô của vùng cực nam Trung Bộ, dê Bách Thảo ngày nay có những đặc điểm rõ rệt cả về hình thái lẫn sinh học mang dấu ấn của vùng sinh thái nóng khô.

II. Phân bố

Số lượng dê Bách Thảo hiện nay không lớn lắm, trên dưới 10 000 con được nuôi tập trung chủ yếu ở các tỉnh Duyên hải miền Trung: Phan Thiết, Phan Rang, Khánh Hoà. Các tỉnh miền Bắc bắt đầu nuôi giống dê này từ những năm 90 sau khi được nhập vào Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây, Hà Tây.

III. Đặc điểm ngoại hình

3.1. Đặc điểm ngoại hình

Có thể xem Ninh Thuận là quê hương của dê Bách Thảo. Dê có màu lông tương đối đồng nhất hơn dê Cỏ, thường là đen (chiếm khoảng 60%, còn lại là đen đốm trắng hoặc trắng đốm đen (chiếm khoảng 40%) các màu khác rất ít thấy. Nhìn chung dê Bách Thảo có bộ lông mượt sáng, phần lớn có hai dải lông trắng song song trên mặt, trắng ở bốn chân. Điển hình của dê Bách Thảo là sống mũi dô, miệng rộng và thô, phần lớn không có râu cằm. Đầu thô, dài, phần lớn dê không sừng, một số có sừng thì sừng nhỏ, chếch ra hai bên và chĩa về phía sau, tai to cúp xuống, nhiều con có hai mấu thịt ở cổ gọi là hoa tai. Con cái có cấu tạo ngoại hình theo hướng của con vật cho sữa, bầu vú phát triển, có hình bát úp, núm vú dài 4-6 cm; con đực có tầm vóc to hơn.

Dê có 8 răng cửa hàm dưới và răng hàm, không có răng cửa hàm trên. Dê đẻ 5- 10 ngày đã có 4 răng cửa sữa, sau 3-4 tháng thì có đủ 8 răng cửa sữa. Răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn và trắng, nhãn; răng vĩnh viễn có thể to gấp rưỡi hoặc gấp đôi răng sữa, màu hơi vàng và có những vạch đen ở mặt trước. Sự phát triển của dê liên quan chặt chẽ với việc mọc và thay răng, người ta có thể xem răng dê để xác định tuổi.

3.2. Đặc điểm tiêu hoá

Dê Bách Thảo cũng thuộc loài nhai lại, có cấu tạo dạ dày bốn túi, chức năng và các đặc điểm tiêu hoá ở từng túi và ở các phần sau của bộ máy tiêu hoá tương tự như dê Cỏ.

IV. Tính năng sản xuất

4.1 Khả năng sinh trưởng

Dê Bách Thảo có tầm vóc to hơn so với dê Cỏ, khối lượng cơ thể trưởng thànhc òn cái 40-45kg, cao 65-70cm, con đực nặng 60-65kg, cao khoảng 85-90cm. Dưới đây là số liệu tham khảo về khối kượng dê từ sơ sinh đến trưởng thành.

Một số chỉ tiêu sinh sản của dê đực Bách Thảo

Chỉ tiêu Đơn vị Trung bình Biến động
Tuổi thành thục về tính Ngày 163.4 120-180
Khối lượng lúc thành thục Kg 19.3
Tuổi đưa vào sử dụng Ngày 241.3 185-330
Khối lượng khi sử dụng Kg 28.7
Phẩm chất tinh
Lượng tinh 1 lần xuất ml 0.581
Hoạt lực tinh trùng % 77.3
Nồng độ tinh trùng tỷ/ml 0.944
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình % 5.82

Nguồn: Đinh Văn Bình và ctv, 1995.

Tầm vóc của dê cũng được thể hiện qua kích thước các chiều đo cơ thể, đặc biệt ba chiều đo chính là cao vây, dài thân chéo và vòng ngực. Cũng theo các tác giả trên thì dê Bách Thảo trưởng thành có trung bình chiều cao vây là con đực 87,4cm, con cái 66,8cm; dài thân chéo con đực 85,0cm, con cái 70,0cm và vòng ngực con đực 93,0cm, con cái 80,4cm. Tất tả các chỉ tiêu về khối lượng và các chiều đo cơ thẻ dê đực đều lớn hơn dê cái.

4.2 Khả năng sinh sản

4.2.1 Khả năng sinh sản của dê đực

Dê Bách Thảo cũng có tuổi thành thục sinh dục tương tự dê Cỏ, dê đực có tuổi thành thục về tính lúc 4-6 tháng tuổi, nhưng lúc này tầm vóc cơ thể còn nhỏ, nên thường tuổi sử dụng thích hợp là khoảng 6-8 tháng tuổi trở lên, khi tầm vóc cơ thể đạt trên 50% khối lượng lúc trưởng thành.

Một số chỉ tiêu sinh sản của dê đực Bách Thảo

Chỉ tiêu
Đơn vị
Trung bình
Biến động
Tuổi thành thục về tính
Ngày
163.4
120-180
Khối lượng lúc thành thục
Kg
19.3
Tuổi đưa vào sử dụng
Ngày
241.3
185-330
Khối lượng khi sử dụng
Kg
28.7
Phẩm chất tinh
Lượng tinh 1 lần xuất
ml
0.581
Hoạt lực tinh trùng
%
77.3
Nồng độ tinh trùng
tỷ/ml
0.944
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
%
5.82

Nguồn: Đinh Văn Bình và ctv, 1995.

2.2..2 Khả năng sinh sản của dê cái

Dê cái Bách Thảo có tuổi thành thục sinh dục khoảng 6-7 tháng tuổi, tuổi động dục lần đầu trung bình 6-7 táng, tuổi cho phối giống thích hợp thường chậm hơn một ít, khoảng 7 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt trên 50% khối lượng lúc trưởng thành. Dê thường có tuổi đẻ lứa đầu lúc một năm tuổi, thời gian động dục lại sau khi đẻ trung bình 2 tháng; thời gian mang thai khoảng 5 tháng và khoảng cách hai lứa đẻ là 7-8 tháng. Theo thống kê trong sản xuất cũng như trong trại thí nghiệm thì 75% lứa đẻ của dê là đẻ đôi hoặc ba. Đây là một giống có tỷ lệ sinh sản tốt hiếm thấy.

Một số chỉ tiêu sinh sản của dê cái Bách Thảo

Chỉ tiêu Đơn vị Trung bình Biến động
Tuổi động dục lần đầu
Ngày
191,19
135-246
Khối lượng lúc động dục lần đầu
Kg
19,76
Tuổi phối giống lần đầu
Ngày
202,81
165-255
Khối lượng lúc phối giống lần đầu
Kg
21,68
Tuổi đẻ lần đầu
Ngày
346
300-395
Chu kỳ động dục
Ngày
26,88
16-43
Thời gian động dục
Giờ
34,58
18-43
Thời gian mang thai
Ngày
148,1
143-151
Thời gian đẻ
Phút
48,4
28,2-94,5
Số con đẻ ra/lứa
Con
2,09
1-4
Thời gian động dục lại sau đẻ
Ngày
60,36
12-78
Khoảng cách hai lứa đẻ
Ngày
217

Nguồn: Đinh Văn Bình và ctv, 1995.

4.2 Khả năng sinh sản

4.2.1 Khả năng sinh sản của dê đực

Mùa sinh sản cũng tương tự dê Cỏ, dê Bách Thảo động dục và phối giống tập trung rõ rệt vào 2 mùa: từ tháng 3 đén tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12, do vậy đẻ tập trugn vào tháng 2 đến tháng 5 và tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Mùa sinh sản liên quan nhiều đến nhiệt độ môi trường, thời tiết mùa đông ấm áp và mùa thu mát mẻ thích hợp cho sinh sản, còn mùa hè nóng bức và mùa đông giá rét đã hạn chế nhiều đến sinh sản của dê: tỷ lệ động dục rất thấp.

4.3. Khả năng cho sản phẩm

Dê Bách Thảo cũng được sử dụng như một gia súc kiêm dụng, khả năng cho thịt và sữa đều tốt, ngoài ra dê còn cung cấp những sản phẩm có giá trị khác.

4.3.1. Khả năng cho thịt

Dê Bách Thảo cũng có khả năng cho thịt tốt, tỷ lệ thịt xẻ 40-45%, tỷ lệ thịt tinh đạt từ 30-35%. Dưới đây là số liệu tham khảo tỷ lệ các phần trong cơ thể dê khi mổ khảo sát.

Tỷ lệ các bộ phận, thân thịt và phẩm chất thịt dê Bách Thảo

Chỉ tiêu
Đơn vị
Dê đực
Dê cái
Khối lượng dê mổ thịt
kg
35,2
25,52
Tỷ lệ đầu
%
7,4
7,24
Tỷ lệ chân
%
2,0
2,0
Tỷ lệ lông da
%
7,5
8,3
Tỷ lệ phủ tạng
%
29,1
34,6
Tỷ lệ máu
%
3,7
6,01
Tỷ lệ thịt xẻ
%
46,77
38,9
Tỷ lệ xương
%
14,37
11,53
Tỷ lệ thịt tinh
%
32,39
27,37
Tỷ lệ nước trong thịt
%
77,6
77,6
Tỷ lệ protein trong thịt
%
19,49
19,49
Tỷ lệ mỡ trong thịt
%
0,98
0,98
Tỷ lệ khoáng trong thịt
%
1,14
1,14

* Nguồn: Đinh Văn Bình và ctv, 1995.

Thịt dê Bách Thảo cũng có chất lượng khá, các tỷ lệ vật chất khô, prolein, mỡ đều thấp hơn so với thịt dê Cỏ, nhưng hàm lượng mỡ lrong thịt thấp là chỉ tiệu tối vì được nhiều người ưa chuộng hơn.

4.3.2. Khả năng cho sữa

Dê Bách Thảo có Khả năng cho sữa khá cao với năng suất trung bình trên 1 kg/ngày trong thời gian cho sữa 5 tháng một chu kỳ vắt, sản lượng sữa bình quân 170 một chu kỳ, như vậy với khoảng cách hai lứa đẻ như trên, một năm dê có thể sản xuất khoảng 300 kg sữa. Sữa dê có hàm lượng vật chất khô khá cao khoảng 15%, đặc biệt tỷ lệ mỡ sữa 5,5% cao hơn nhiều so với sữa bò.

Sản lượng phẩm chất sữa dê Bách Thảo

Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giá trị trung bình
Thời gian cho sữa
Ngày
145,93
Năng suất sữa bình quân/ngày
Kg
1,18
Sản lượng sữa bình quân/ chu kỳ
Kg
172
Tỷ lệ vật chất khô của sữa
%
15,04
Tỷ lệ protein sữa
%
3,34
Tỷ lệ mỡ sữa
%
5,44
Tỷ lệ đường sữa
%
4,6
Tỷ lệ khoáng
%
0,96

4.3.3 Các sản phẩm khác

Dê Bách Thảo chủ yếu được nuôi để sản xuất thịt và sữa. Tuy vậy, cũng như dê Cỏ, dê Bách Thảo cũng cho các sản phẩm khác có giá trị. Da dê có thể dùng đc làm túi xách, vai li, giày dép. Xương dê, huyết dê, dạ dày dê, gan dê, tinh hoàn dê, thịt dê. . . đều là những nguyên liệu quý trong y học để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ.

V. Những đặc điểm ưu việt của dê bách thảo

Dê Bách Thảo không cạnh tranh lương thực với con người, thức ăn chủ yếu là các loại lá cây, cỏ, thậm chí rơm rạ và các phế phụ phẩm nông nghiệp khác. Dê Bách Thảo tận dụng rất tốt các loại thức ăn thô xanh để chuyển hoá thành sản phẩm có giá trị. Dê cho nhiều sản phẩm có giá trị về kinh tế và y học.

Khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa của dê Bách Thảo khá tốt, hơn hẳn dê Cỏ, có thể dùng giống dê này để cải tạo khả năng sản xuất các giống dê khác, thông thường cho tạp giao với dê Cỏ. Đặc điểm nổi bật của dê Bách Thảo là ở tính năng sinh sản, đẻ nhiều con hơn các giống dê khác, tỷ lệ đẻ đôi, đẻ ba rất cao, ngay trong sản xuất cũng đạt tới 70-75%.Đây là lợi thế cho việc nhân đàn.

Dê có khả năng chịu đựng kham khổ và chống đỡ bệnh tật tốt, dễ nuôi, ít ốm đau, ít mắc những bệnh hiểm nghèo, thích ứng rộng rãi với nhiều vùng trong cả nước. Dê Bách Thảo tính nết hiền lành, sạch sẽ, dễ gần, thích đùa dờn với người nuôi, có thể nuôi nhốt hoàn toàn mà không hề phá phách.

Đầu tư cho nuôi dê không lớn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động phụ, thích hợp với điều kiện của người nông dân nghèo.

Nguồn: 2lua.vn

Thảo luận cho bài: Dê Bách Thảo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *