Nội dung chính
Cây giống chanh bốn mùa có khả năng sinh trưởng khoẻ, quả ra quanh năm, to, màu vàng chanh, nhiều nước.
Chanh được trồng phổ biến khắp nơi, nhưng giống Chanh Tứ quí mà Trung tâm hiện đang bán hiện đã có mặt ở các tỉnh trung du và miề n núi phía Bắc. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác.
I. Kỹ thuật rồng và chăm sóc
* Thời vụ trồng
Chanh có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ đông xuân trồng vào tháng 2 – 3, vụ thu đông trồng từ tháng 8 – 10.
* Phương thúc và mật độ trồng
– Cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m.
– Kích thước hốc trồng 0,6×0,6×0,6m.
– Nếu vùng đất thấp phải có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5-0,6m, rộng 0,8-1m.
– Kích thước hốc trồng 0,6×0,6×0,6m.
– Nếu vùng đất thấp phải có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5-0,6m, rộng 0,8-1m.
– Nếu vùng đất cao, mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3-0,8m, rộng 0,8-1m, mặt đất nghiêng <5% không vun mô.
* Đất trồng: Trộn thêm vôi bột 1 kg + phân hữu cơ hoai mục 10 -15kg + 10-15kg tro trấu hoai (hoặc bả dừa, bả đậu) + Super lân 1kg.
* Cách trồng: Đào một hốc nhỏ giữa mô, đặt cây con vào hốc, tháo bao đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt bầu cây, cắm cọc giữ cây cố định.
* Phân bón
– Bón lót: Trước khi trồng, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục khoảng 20 kg/hố trồng. Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng . Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có thể tưới từ 2 – 3 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau đó khoảng 1 tuần – 10 ngày tưới 1 lần. Chú ý luôn giữ sạch cỏ dại.
– Bón thúc: Năm đầu tiên, bón thúc với liều lượng 1 muỗng canh phân ure a pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. 1 năm tưới 3 – 4 lần. Cây chanh tứ quí dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên muốn đạt năng suất, chất lượng cao cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác.
Có thể bổ sung phân lân, kali và các yếu tố vi trung, vi lượng thông qua bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo khuyến cáo. Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loảng tỷ lệ khoảng từ 1 – 5 để tưới cho cây. Bón thúc từ năm thứ hai là 10 – 50g phân urea/cây/năm. Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất hoặc pha nước tưới. Nếu tưới cần tưới xả lại một lần với nước lã.
* Nước tưới: Cây Chanh thường phân hóa mầm hoa trong điều kiện khô hạn, vì vậy, khi cây thiếu nước trong một thời gian (nhất là mùa nắng) rồi tưới thì cây cókhuynh hướng ra hoa. Do đó, có thể tạo sự khô hạn cho cây Chanh ra hoa đồng loạt bằng biện pháp bà con hay gọi là “ xiết nước”; giúp cho cây ra hoa đồng loạt; tổng thu nhập kinh tế một lần cao, thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân, thu hoạch.
* Tỉa cành tạo tán : Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát riển cân đối. * Bổ sung đất cho cây: Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bón phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.
II. Phòng trừ sâu, bệnh hại
Sâu vẽ bùa: Gây hại thường xuyên vào giai đoạn ra lá non, dùng thuốc có tính nội hấp như: Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lanate . – Rầy chổng cánh: Là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Grening, sử dụng thuốc Aplaud MIPC 25%, BTN, Admire 50ND, Basan 50ND, Trebon 10ND .
Rầy mềm: Chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới lá non sử dụng thuốc: Basan 50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND. – Nhện đỏ: Ấu trùng và thành trùng đều gây hại sử dụng thuốc: Confidor, Kelthane, Danitol. – Bệnh loét, ghẻ: Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, sử dụng thuốc gốc đồng để phòng trị như: Coper Zin, Coper B, Zineb 80 BHN, Kasuran, Bordeux.
Bệnh thối gốc – chảy nhựa: Bệnh gây hại nhiều ở thân rễ, sử dụng thuốc để phòng trị như: Captan 75 BHN, aliet 80 BHN, Coper Zine.
Bệnh vàng lá gân xanh: Để hạn chế bệnh nên trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam 1 hàng ổi.
III. Thu hoạch
Cây Chanh từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 3-4 tháng, tùy theo giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…,nên thu hoạch vào lúc trời mát, không nên thu quả saucơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.
Nguồn: giongcaytrong.org