Kĩ thuật trồng Ớt xuất khẩu

Ớt cay chứa nhiều chất capsaicine có tác dụng gây cay, kích thích ngon miệng và thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hoá. Vì vậy, ớt cay đã trở thành cây gia vị được nhiều người ưa chuộng.

Kĩ thuật trồng Ớt xuất khẩu - ki thuat trong ot xuat khau

Ở Việt Nam việc canh tác ớt chưa được đầu tư thâm canh cao nên năng suất thấp, thường chỉ đạt 800 – 1.000kg/1.000m2.

Chuẩn bị đất:

Cày xới phơi đất kỹ, lên luống cao 20 cm, rộng 1m. Bón lót: 100 kg vôi và 1 tấn phân chuồng, 50 kg super lân, 3 kg Kali, 2 kg Calcium nitrat, 10-15 kg phân NPK (16-16-8) cho 1.000 m2. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.

Gieo trồng:

Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (53°C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng.

Ớt có thể trồng theo nhiều khoảng cách khác nhau:

+ Khoảng cách trồng 50 x (30 – 40) cm.

+ Khoảng cách 70 x (50 – 60) cm.

Chăm sóc:

– Tưới nước:

Sau khi trồng 3-5 ngày, tiến hành trồng dặm. Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.

– Tỉa nhánh:

Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng.  Nên tỉa cành lúc nắng ráo.

– Làm giàn:

Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông, giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căn dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

– Bón phân:

Phân nên chia làm 4 lần bón:

Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng:  4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 3: Khi bắt đầu thu trái:6kg Urê + 5kg Kali, 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Chú ý:

Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần để ngừa trái bị thối đuôi. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.

Thu hoạch:

Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa, ở các lứa rộ thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần, nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng năng suất trái đạt 20-30 tấn/ha.

Một số sâu, bệnh thường gặp:

Bọ trĩ: Sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, có thể dùng Regent, Confidor, Admire để phòng trị.

Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.

Bọ phấn trắng: Bọ chích hút làm lá biến vàng cây suy yếu, là tác nhân truyền virus từ cây bệnh sang cây khỏe. Có thể sử dụng ong ký sinh ngoài tự nhiên hoặc thuốc Admire, Confidor, phun ở mặt dưới lá để phòng trị.

Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá,? và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Karate, Decis … có thể pha trộn với Atabron., phun vào giai đoạn trứng sắp nở sẽ cho hiệu quả cao.

Bệnh héo cây con: Do nấm Rhizoctonia solani, Phythophthora sp., Pythium sp gây ra. Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Rovral, Ridomil; Copper -B, Tilt super, Bonanza để phòng trị.

Bệnh héo chết cây: Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, nấm Fusarium oxysporum, F. lycopersici, Sclerotium sp. Cây bị bệnh héo vào buổi trưa, tươi lại vào buổi chiều, sau vài ngày cây bệnh chết hẵn. Đối với bệnh do vi khuẩn cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.

Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum sp gây ra. Bệnh gây hại trên lá, thân, hoa và cả trái. Bệnh lây lan mạnh vào mùa mưa, làm giảm năng suất trầm trọng. Có thể sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trị: Copper B, Manzate, Mancozeb, Antracol, Ridomil,…

Để mua giống ớt được đảm bảo bạn nên tìm tới các đại lý nhập khẩu giống cây lớn như công ty rau quả Việt Nam. Về xuất khẩu bạn nên liên hệ với các doanh nghiệp lớn như doanh nghiệp ớt Trung Thành.

Nguồn: Sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

  • kĩ thuật trồng ớt

Thảo luận cho bài: Kĩ thuật trồng Ớt xuất khẩu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *