Kỹ thuật nuôi vịt thịt

Căn cứ vào tốc độ sinh trưởng của vịt mà người ta chia quá trình nuôi dưỡng vịt thịt thành 2 giai đoạn có nhui cầu dinh dưỡng khác nhau.

Kỹ thuật nuôi vịt thịt - ky thuat nuoi vit thit

 

I. Chọn con giống

Chọn những con vịt loại 1 khỏe mạnh, nhanh nhẹn, bóng lông, mắt sáng, không khèo chân, hở rốn, nặng bụng, không khô chân. Vịt nuôi thịt thường chọn con giống từ các tổ hợp lai 2,3,4 máu để đạt kết quả tốt nhất.

  1. Nuôi dưỡng

Căn cứ vào tốc độ sinh trưởng của vịt mà người ta chia quá trình nuôi dưỡng vịt thịt thành 2 giai đoạn có nhui cầu dinh dưỡng khác nhau.

– Giai đoạn vịt con (úm) 0-2 tuần tuổi: 3000 Kcal NLTĐ/kg TAHH với 22% protein.

– Giai đoạn vịt dò 3-8 tuần tuổi: 3100 Kcal NLTĐ/kg TAHH và 17% protein

Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng đã ghi trong bảng, tiến hành xây dựng khẩu phần ăn cho vịt. Thức ăn dùng trong khẩu phần ăn của vitk phải đạt và đảm nảo chất lượng tốt, không dùng thức ăn mốc. Thức ăn sau khi hỗn hợp chỉ dùng 2-3 tuần, không dự trữ lâu dưới dạng thức ăn hỗn hợp. Với thành phần dinh dưỡng của hai loại khẩu phần ăn được phối hợp (cho vịt con, vịt dò). Lượng thức ăn được sử dụng hàng ngày biến đổi theo tuổi của vịt.

Với đặc điểm lớn nhanh, các giống vịt hướng thịt có nhu cầu rất khắt khe về thức ăn bổ sung, đặc biệt là các khoáng vi lượng, nếu thiếu, vịt rất dễ bị bệnh thiếu khoáng.

Vịt được nuôi nhốt trong chuồng, cho ăn tự do, tốt nhất là dùng máng ăn tự động, thức ăn đổ cho vịt mỗi ngày mỗi lần, hàng ngày kiểm tra lượng thức ăn dư thừa, thiếu để điều chỉnh cho hợp lý. Để lượng thức ăn thừa nhiều trong máng không có lợi. Nuôi vịt thâm canh luôn phải bảo đảm được cho vịt ăn lượng thức ăn nhiều nhất để đạt tốc độ tăng khối lượng nhanh nhất, đó là một trong những biện pháp giảm giá thành sản phẩm. Với nhu cầu dinh dưỡng trong thức ăn và mức độ cho ăn như trên, thông thường lúc 7-8 tuần tuổi các giống vịt đã đạt đươck 2,8-3,0 kg. Vịt nuôi chăn thả, ngoài lượng thức ăn kiếm được, cần cung cấp thêm thức ăn để vịt ăn được no cả lượng và chất. Từ nhu cầu, cần tính toán để bổ sung đủ thì vịt mới lớn nhanh, khỏe mạnh, rút ngắn được thòi gian nuôi và có hiệu quả kinh tế cao.

II. Quản lý chăm sóc

  1. Chuồng nuôi

a) Diện tích nền chuồng

Có thể nuôi vịt thịt trên nền xi măng, nền gạch hoặc sàn lưới. Thông thường vịt được nuôi trên nền xi măng hoặc nền gạch. Diện tích chuồng nuôi thay đổi theo tuổi:

+Tuần thứ nhất: 20-25con/m2

+ Tuần thứ hai: 10-15 con/m2

+ Tuần thứ ba: 6-7 con/m2

+ Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7 (hoặc 8): 4 con/m2.

 b) Chất độn chuồng

Khác với các loại gia cầm khác, vịt hay làm ướt nền chuồng vì vịt đi phân lỏng, thích sục nước, té nước lên chất độn chuồng. Khi chất độn chuồng ướt sẽ gây nên nhiều tác hại:

+ Vịt con nằm ngủ trên nền có chất độn chuồng ướt sẽ bị rét gây cảm lạnh, đi ỉa.

+ Làm lông vịt bẩn bết lại, bán vịt con rẻ hơn.

+ Tạo điều kiện cho nấm, mốc phát triển trên chất độn chuồng, vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh, trứng giun sán có điều kiện phát triển, sống lâu hơn.

Biện pháp khắc phục ướt chất độn chuồng

+ Trải chất độn lần đầu dày 8-10cm

+Định kỳ trải dần lên bằng chất độn khô

+ Dành riêng cho vùng có sàn lưới thoáng nước để đặt máng xuống

+ Bố trí mật độ vịt thích hợp.

c) Sưởi ấm

Trong 3 tuần tuổi đầu tiên, vịt cần được sưởi ấm, về mùa ấm cần sưởi ấm 2 tuần là đủ. Nhu cầu nhiệt độ tối thích hợp cho vịt trong 3 tuần đầu như sau:

+ Tuần thứ nhất : 35-24°C

+ Tuần thứ hai: 24-18°C

+ Tuần thứ ba:18-20°C.

Nhiệt độ chuồng nuôi cố gắng ổn định suốt ngày đêm. Đó là một trong những yếu tố quan trọng đối với vịt con, đặc biệt là tuần tuổi thứ nhất. Nếu tuần đầu không đảm bảo đủ ấm cho vịt về sau vịt sẽ phát triển không đều, dễ cảm nhiểm bệnh tật, tốc độ tăng trưởng giảm sút.

Nguồn sưởi đã được đề cập ở phần nuôi vịt đẻ 1-56 ngày tuổi.

Có thể dùng chụp sưởi gà con để sưởi cho vịt, song mật độ phải giảm. Thông thường chụp sưởi dùng cho 500 gà con chỉ thích hợp cho khoảng 300 vịt con. Vịt con thường cao hơn gà con trong giai đoạn sưởi ấm, do vậy muốn dùng chụp của gà con để sưởi ấm cho vịt con thì phải điều chỉnh lại độ cao cho thích hợp.

  1. Nước uống

Mặc dù vịt là một loài thủy cầm, nhưng ngày nay người ta đã khẳng định không nhất thiết phải cung cấp nước bơi cho vịt. Thức tế nước bơi chỉ có tác dụng làm mát môi trường trong những ngày nóng bức và làm sạch bộ lông. Nước uống là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của vịt. Một nguyên tắc tối cao đối với vịt thịt là nước uống phải cung cấp đầy đủ suốt ngày và đêm vì vịt thịt ăn suốt ngày và đêm và vịt thịt không thể ăn mà không có nước uống. Nhu cầu nước uống của vịt thịt cũng biến đổi theo tuần tuổi, khối lượng nước nhu cầu cao hơn vịt hướng trứng.

Tập tin đính kèm
158_CN.GC.09_Ky-thuat-nuoi-vit-thit.pdf

Nguồn: hoinongdan.cantho.gov.vn

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật nuôi vịt thịt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *