Kỹ thuật trồng đậu nành trên ruộng lúa đạt hiệu quả cao

Muốn trồng đậu nành trên ruộng không làm đất đạt kết quả tốt cần chú ý những điểm sau: Trồng lúc đất còn ẩm, chưa bị nứt nẻ hoặc đất khi gieo hạt phải đủ ẩm. Do đó, sau khi thu hoạch lúa tranh thủ xuống giống khi đất còn ẩm, nếu ruộng quá khô cần cho nước vào tạo độ ẩm cho đất.

Kỹ thuật trồng đậu nành trên ruộng lúa đạt hiệu quả cao - proxy?url=http%3A%2F%2F2.bp.blogspot.com%2F 36IHVnWUmdA%2FVQRpfeowubI%2FAAAAAAAADsg%2FNAepjMdqaqM%2Fs1600%2Fimages859575 Dau tuong Tuan Giao111

 Chọn hạt giống và gieo hạt:
Tiêu chuẩn giống: Hạt được chọn làm giống phải già, no đủ, vỏ hạt không nhăn nheo, không có sâu bệnh hay hư mốc, có tỷ lệ nẩy mầm đạt từ 90% trở lên.
Tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mùa vụ và độ phì của đất, có thể sử dụng 2 phương pháp gieo hạt sau:
Gieo theo hàng: 40 cm x 10 cm mỗi hốc 2-3 hạt, lỗ tỉa sâu 1-1,5 cm, lấp lại bằng tro trấu hoặc phân hữu cơ các loại. Lượng hạt giống khoảng 8 kg/công.
Sạ lan: Nên chú ý công tác dậm sau khi gieo 4-5 ngày để đảm bảo mật độ trong ruộng. Lượng hạt giống 8-12 kg/công.
Chăm sóc:
 
a. Tủ rơm:
Lượng rơm tủ: Cần 1,5 – 2 công rơm cho 1 công đậu nành. Công việc tủ rơm tiến hành ngay sau khi gieo hạt.
Lợi ích: Giữ ẩm ruộng đậu giai đoạn đầu, hạn chế cỏ dại, hạn chế tình trạng xì phèn và đất bị nứt nẻ hoặc đất bị dẻ khi tưới. Rơm rạ khi hoai mục sẽ cung cấp cho đất lượng dinh dưỡng đáng kể.
b. Phòng trừ cỏ dại:
Cỏ dại là vấn đề nan giải trong việc canh tác đậu nành, nên làm cỏ từ 1-2 lần/vụ để đảm bảo ruộng sạch cỏ trước khi đậu giáp tán. Hiện nay, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau để trừ cỏ cho ruộng đậu: Dual, Onecide, Alachlor,… Liều lượng phun theo hướng dẫn.
c. Bón phân:
Lượng phân bón khuyến cáo cho 1.000 m2 như sau: Ure: 10-15 kg; DAP: 12,5 kg; Kali: 5 kg.
Có thể sử dụng các loại phân hỗn hợp như DAP, 16-16-8, 20-20-0,… nhưng phải đáp ứng đủ nhu cầu N-P-K cho đậu.
Phòng trừ sâu bệnh:
 
a. Sâu ăn tạp:
Sâu gây hại vào lúc cây phát triển cành lá mạnh, cắn phá các phần xanh của lá. Cần phát hiện sớm khi còn là ổ trứng để phòng trị kịp thời: có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau Sherpa, Cyperan, Peran, Karate,…
b. Sâu đục trái:
Đây là loại côn trùng gây hại rất quan trọng trên đậu nành tại vùng ĐBSCL. Sâu thường đục phá hạt non trong trái, sau khi nở ấu trùng 1 tuổi đã có khả năng tấn công vào trong trái rất khó phát hiện vì lỗ đục rất nhỏ. Đối với sâu đục trái phun thuốc phòng từ giai đoạn trổ hoa trở về sau là chủ yếu.
c. Sâu xanh:
Cũng là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên đậu nành, sâu xanh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây đậu. Sâu có khả năng kháng thuốc cao, do đó nên sử dụng luân phiên các loại thuốc. Phòng trị bằng một trong các loại thuốc sau Sherpa, Polytrin,Atabron,…
Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật trồng đậu nành trên ruộng lúa đạt hiệu quả cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *