Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa

Vú sữa là loại quả có vị thơm ngọt mát, rất thích hợp cho việc giải khát khi thời tiết nóng nực. Vì vậy, mọi người cần nắm vững kỹ thuật trồng cây vú sữa đúng cách để cho năng suất cao nhất.

Cây vú sữa được du nhập từ châu Mỹ vào Ấn Độ, Srilanka, Thái Lan và sau đó vào Vệt Nam. Cây sinh trưởng phát triển trong đìều kiện nhiệt độ từ 22 – 34oC. Kỹ thuật trồng cây vú sữa không khó nên mọi người có thể áp dụng để tăng thu nhập cho gia đình.

Nhân giống

Trong sản xuất hiện nay có 2 phương pháp nhân giống cây vú sữa đó là: Nhân giống bằng phương pháp chiết cành: Chọn các cây cho năng suất cao và độ tuồi từ 6 – 10 năm tuổi. Trên cây chọn các cành bánh tẻ khỏe mạnh không sâu bệnh có độ tuổi từ 12 – 14 tháng tuổi, cành nằm ngang, da vừa hóa gỗ không mang cành vượt chọn làm cành chiết.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa - ky thuat trong cay vu sua dung cach cho nang suat cao nhat 05

Kỹ thuật trồng cây vú sữa không khó để cho năng suất cao nhất

Nhân giống bằng phương pháp ghép. Có nhiều cách ghép, tuy nhiên trong sản xuất hiện nay ghép áp cành treo bầu và ghép mắt được áp dụng phổ biến nhất. Mật độ và khoảng cách trồng: Tùy theo điều kiện vùng cao thấp, và điều kiện mương liếp để bố trí theo các khoảng cách sau: hàng cách hàng 6m, cây cách cây 8m với mật độ khoảng 200 – 22 cây/ha.

Các vùng đất cao bố trí khoảng cách 6 m X 6m /cây theo kiểu nanh sấu với mật độ 250 – 270 cây/ha. Mật độ (khoảng cách): Tùy theo chiều rộng mặt luống mà bố trí số hàng cây. Với luống rộng 7 – 8 m thì bố trí trồng một hàng cây ở giữa luống, khoảng cách 8 m/cây, mật độ 12 – 13 cây /1000 m2. Với luống rộng 9 – 10 m, trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu. Có thể trồng xen rau màu hoặc cây ăn trái ngắn ngày trong 1 – 3 năm đầu để tăng thu nhập.

Cách đặt cây vú sữa

Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con (khoảng 20 – 25 cm), cắt bớt gốc cành ghép (treo bầu), xé bỏ bao nilon (đựng bầu đất), đặt cây con vào hố, dùng dao cạo nhẹ lớp vỏ nơi tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép lấp đất đến nơi vừa cạo vỏ giúp hình thành 1 lớp rễ mới sau khoảng vài tháng trồng. Sau đó, ém đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây.

Chăm sóc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa - ky thuat trong cay vu sua dung cach cho nang suat cao nhat.02

Cần chăm sóc và bón phân đúng thời kỳ cho cây vú sữa

Dùng rơm ủ gốc để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Làm cỏ để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng, nên cắt bớt cỏ trong vườn, hạn chế dùng thuốc diệt cỏ trong vườn cây ăn trái. Tưới nước: Cần cung cấp nước đầy đủ cho cây vú sữa, mỗi tuần tưới 3 – 5 lần, mỗi lần tưới 20 – 30 lít nước/cây nhất là vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây chết và giúp cây phát triển nhanh, đặc biệt trong 3 năm đầu.

Bón phân

Sau khi trồng đến một năm: Sử dụng NPK 16 – 16 – 8 + urê tỉ lệ 1:1, liều lượng 40 g/cây; hoà phân vào nước để tưới, mỗi tháng nên bón phân 1 lần. Cây 1 – 3 năm tuổi: Bón 1 – 2 kg hỗn hợp gồm urê, DAP, NPK 16 – 16 – 8 (hoặc 20 – 20 – 15), với tỉ lệ 1:1:1; chia làm 4 lần bón trong năm, lượng phân bón tăng dần theo độ lớn của cây (năm đầu dùng 1 kg phân, sau đó tăng dần)

Tỉa cành tạo tán

Toổg các năm đầu nên tỉa cành để cây vú sữa có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán cây, cành bị sâu bệnh.

Thu hoạch vú sữa

Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch vú sữa là 180 – 200 ngày, mùa thu hoạch vú sữa Lò rèn tập trung vào tháng 2 và tháng 3 (dương lịch). Khi chín vỏ vú sữa có màu hột gà sáng bóng.

Bích Phượng (T/h)

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *