Nội dung chính
Hiện nay, mác “cá sông nuôi”, “cá sông xịn” đã lừa không ít khách hàng, kiếm lợi cao gấp cả chục lần. Vậy làm sao để phân biệt cá sông
Vì hám lợi, người bán sẵn sàng gắn mác “cá sông nuôi” thành “cá sông tự nhiên” xịn để lừa khách hàng kiếm lợi cao gấp cả chục lần. Vậy, làm sao để phân biệt cá sông nuôi và cá sông “xịn”?
Lý giải về vấn đề này, anh Nguyễn Minh Tuệ, một đầu mối chuyên buôn cá sông Đà ở Quốc Tử Giám (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ với phóng viên báo Vietnamnet, cá sông tự nhiên thường có giá cao hơn gấp 6 – 10 lần so với giá cá sông nuôi. Đơn cử như cá lăng, nếu thu mua từ đầu mối giá chỉ 100.000 – 150.000 đồng/kg với cá nuôi. Còn với cá đánh bắt tự nhiên thì giá mỗi kg lên đến 850.000 – 900.000 đồng/kg. Tương tự, nếu là cá trắm sông nuôi thì chỉ có giá 60.000 – 70.000 đồng/kg, nhưng nếu là trắm đánh bắt từ sông giá có thể lên đến 350.000 – 400.000 đồng/kg.
Đặc biệt, cá sông đánh bắt tự nhiên giờ khá hiếm, không phải lúc nào cũng có hàng cung cấp đủ cho khách. “Đó là những nguyên nhân dẫn đến cá sông nuôi thường được gắn cho cái mác cá sông tự nhiên”, anh Tuệ chia sẻ.
Cách phân biệt cá sông nuôi, cá sông xịn có thể rất đơn giản. Ảnh: Vietnamnet
Tuy nhiên, anh Tuệ tiết lộ, dựa vào đặc điểm bên ngoài của chúng, bằng mắt thường người mua nếutinh ý có thể nhìn ra ngay được đâu là cá sông nuôi và đâu là cá sông tự nhiên. Ví như: cá sông tự nhiên nhìn lúc nào đầu cũng bé, mình dài, bụng thon, ít mỡ. Ngoài ra, vây, đuôi, râu của chúng thường dài hơn cá nuôi.
Khi mổ ra thấy ruột, dạ dày cá nhỏ, đưa dao vào tách cá có cảm giác thịt cá giòn. Sở dĩ chúng có đặc điểm như vậy bởi cá sông tự nhiên vận động rất nhiều, chúng đi kiếm ăn cả ngày nên thân hình gọn nhẹ hơn để thích hợp với điều kiện khắc nhiệt từ tự nhiên, anh Tuệ cho hay.
Trong khi đó, với cá sông nuôi, đặc điểm dễ nhận ra nhất chính là bụng cá to, thân hình ngắn bởi chúng ít vận động do được nuôi nhốt trong lồng chật hẹp. Đặc biệt, một ngày cá nuôi được cho ăn rất nhiều bữa nên mỗi lần cá thường ăn no, tích đầy thức ăn trong dạ dày nên nhìn cá nuôi bụng luôn to hơn rất nhiều.
Còn khi nấu chín, cá sông tự nhiên bao giờ cũng có mùi thơm, cá ăn chắc, ngọt thịt, khác hoàn toàn với cá sông nuôi bằng cám ăn có mùi rất tanh, thịt cá bở. Anh Tuệ cũng cho biết, giờ chỉ trừ các loại cá nhỏ dân buôn ngoài chợ bán theo mớ con to con nhỏ lẫn lộn thì vẫn là cá tự nhiên được khai thác hoàn toàn ở sông, còn lại đa phần các loại cá sông đều có thể nuôi được.
Dưới đây là một số ví dụ về cách phân biệt cá đồng nuôi và cá đồng “xịn”.
Cá lóc
Cá lóc đồng: Người bán dễ đánh tráo cá lóc nuôi cho “xuất hồ” sớm với cá lóc đồng. Cách nhận biết là cá lóc đồng có vảy màu đen sậm do chúng chui sâu xuống bùn lầy khi sống tự do dưới ao hồ hay ruộng. Đầu trông thon nhọn, nhỏ và rắn chắc; mình trông khá ốm và cho ta cảm giác có nhiều xương. Muốn mua cá lóc đồng ngon thì người mua phải chọn con có trọng lượng khoảng 0,5 – 1 kg. Giá bán: khoảng 120.000đ/kg.
Cá lóc nuôi: Có màu xam xám, không thể có màu đen vì chúng được nuôi trong ao hồ nhân tạo hoặc trong túi lưới, nắng thường xuyên chiếu vào. Đầu cá to, tròn, thân mũm mĩm trông khá nhiều thịt. Giá bán: 60.000 – 70.000đ/kg.
Cá rô
Cá rô đồng: Đen trùi trụi, ốm và rất khỏe mạnh, hiếm khi chịu nằm yên trong mâm người bán. Con to lắm cũng chỉ hơn 3 ngón tay ghép lại một chút. Giá bán: 80.000 – 100.000đ/kg.
Cách phân biệt cá sông và cá xịn có thể là nhìn vào thân, vẩy cá. Ảnh: Thanh Niên
Cá rô nuôi: Có da màu xam xám, rất to, mập mạp, trọng lượng khá lớn, khoảng 300gr/con, có con nặng trên 0,5 kg. Quan sát cá nằm trên mâm sẽ thấy chúng chỉ vỗ lạch bạch chiếc đuôi xuống mâm chứ không thể nhảy lên cao. Giá bán: 40.000 – 50.000đ/kg.
Cá trê
Cá trê sông: Loại cá trê sông được mọi người thích nhất hiện nay là cá trê vàng. Cá trê vàng thường da có bông và màu vàng, trên sọ cá đoạn tiếp giáp với mình cá là một đường viền cong hơi tròn.
Cá trê nuôi: Có màu đen, bụng trắng, đoạn tiếp giáp với mình cá là một đường viền trông giống hình chữ M, báo Thanh Niên đưa tin.
Nguồn: sưu tầm