Hơn 90 ngàn con gà được nuôi trong những trại có không khí mát lạnh rộng 5ha, các khâu chăn nuôi đều theo quy trình tự động, cho ra hơn 5 tấn trứng sạch và an toàn mỗi ngày.
Đó là những con gà của ông Nguyễn Công Khanh ở thôn Thanh Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng.
Đến thăm trang trại nuôi gà của ông Nguyễn Công Khanh, chúng tôi ngỡ ngàng vì thoạt nhìn thì nơi đây không giống như những trang trại nuôi gà phổ biến lâu nay từng thấy mà như những khu nhà máy sản xuất hiện đại. Trang trại được chia thành 5 trại nhỏ là 5 “ngôi nhà” của hơn 90 ngàn con gà công nghiệp đẻ trứng, mỗi trại nuôi khoảng 17-18 ngàn con.
Đây là mô hình chăn nuôi khép kín và tự động, nhà nuôi gà gắn hệ thống máy lạnh làm mát, các trại gà lạnh đều không có mùi hôi hay những đám ruồi nhặng bay đầy chuồng như những trại gà khác. Mỗi trại gà được xây dựng kiên cố bằng khung thép, bê tông, cửa ra vào nhà lạnh có các thiết bị cảm ứng tự động điều chỉnh nhiệt độ, đảm bảo luôn duy trì nhiệt độ khoảng 22-240C. Hệ thống chuồng trại khép kín, từ việc vệ sinh chuồng, cho ăn, uống nước… đều tự động. Ở hai đầu mỗi trại có gắn hai dàn máy làm lạnh và hút mùi. Tất cả xe ra vào trang trại đều phải qua hệ thống tiêu độc, khử trùng được đặt tại cổng vào trang trại.
Chủ trang trại Nguyễn Công Khanh, người có thâm niên hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi gà kể lại: “Năm 2013 tôi xuống tham quan một số mô hình nuôi gà ở Bình Dương, thấy họ nuôi gà theo kiểu hiện đại mà hiệu quả kinh tế cao, thế là tôi về tiến hành làm”. Với tổng số vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng cho 5 trại gà, chỉ sau 2 năm ông Khanh đã hoàn vốn.
Theo ông Khanh, chi phí đầu tư ban đầu cao và mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá cao, với giá trứng dao động từ 25 – 30 ngàn/kg, mỗi tháng trang trại cho doanh thu khoảng 200 triệu đồng (chưa trừ chi phí). Vì các khâu đều được tự động nên giảm thiểu chi phí nhân công, gà khỏe mạnh, ít tiêu tốn thức ăn và ít dịch bệnh. Hiện tại, trứng của trang trại Công Khanh xuất đi khắp tỉnh và các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
Đại diện Phòng Nông nghiệp huyện Đức Trọng cho biết: Do nhiệt độ ngày đêm chênh lệch quá cao, đàn gia cầm nuôi sẽ chậm phát triển, gà thịt sẽ chậm lớn, gà đẻ cho năng suất trứng thấp hoặc không đẻ trứng… có khi làm đàn gà nuôi công nghiệp giảm sức đề kháng, dẫn đến dịch bệnh cho cả đàn. Gà nuôi theo kiểu chuồng lạnh sẽ giảm thiểu những rủi ro này, cách ly với nguồn bệnh dịch. Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo kiểu chuồng lạnh sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan và thiệt hại không đáng có cho người nông dân khi có dịch cúm bùng phát. Hàng tháng, Chi cục Thú y tỉnh đều xuống lấy mẫu kiểm định và chứng nhận nguồn gốc an toàn cho trang trại.
Hiện trên địa bàn huyện Đức Trọng còn có thêm mô hình nuôi gà lấy thịt trong nhà lạnh của anh Lục Văn Tâm, thị trấn Liên Nghĩa. Hội Nông dân thị trấn Liên Nghĩa cho biết: Mô hình chăn nuôi trong nhà lạnh tuy chưa phát triển mạnh nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt. Nhờ quản lý tốt đàn gà đồng thời với việc tăng cường bổ sung men tiêu hóa đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ít gây mùi hôi, nên ít ảnh hưởng môi trường sống của người dân trong khu vực. Với nhiệt độ nhà nuôi ổn định, phù hợp với sức chịu đựng của gà, không thay đổi bất thường nên đàn gà sinh trưởng tốt, nhanh lớn, tỉ lệ hao hụt chỉ vào khoảng 5%, thấp hơn nhiều so với nuôi gà chuồng hở, hao hụt có lúc lên đến trên 15%.
Thành công của những mô hình chăn nuôi mới này đã chứng minh cho sự chịu khó học hỏi và mạnh dạn tiếp cận kỹ thuậtmới của các hộ nông dân trong tỉnh, đồng thời mở ra hướng chăn nuôi mới, an toàn và làm giàu bền vững cho nhiều hộ gia đình.
THAM QUAN MÔ HÌNH NUÔI GÀ CHUỒNG LẠNH ÁP DỤNG ĐỆM LÓT SINH THÁI Ở TÂY NINH
Hiện nay,cùng với một số địa phương khác, nông nghiệp Tây Ninh đang định hướng bà con chăn nuôi an toàn sinh học và nhiều mô hình chăn nuôi đạt được hiệu quả cao nhờ vào sử dụng chế phẩm sinh học. Trong đó, tiêu biểu là việc dùng chế phẩm sinh học Balasa-N01 làm đệm lót sinh thái để xử lý ô nhiễm chuồng nuôi.
Ngày thứ bảy (07/07/2012), Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học tổ chức đi Tây Ninh thăm hỏi, hổ trợ một số đại lý phân phối chế phẩm sinh học và một số trang trại. Chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đóng góp và chia sẽ rất bổ ích từ đại lý và trang trại mà điển hình là trại gà chuồng lạnh (trại gà chuồng kín) của anh Lộc ở chợ Long Hoa, trại gà chuồng lạnh đầu tiên ở huyện Hòa Thành.
Được biết, trước đây anh Lộc đã dùng nhiều sản phẩm xử lý mùi hôi nhưng hiệu quả vẫn không cao và chi phí nhiều. Qua sự giới thiệu của anh em nuôi gà ở Tây Ninh, anh biết được một số trang trại xử lý mùi hôi hiệu quả, an toàn mà chi phí thấp. Thế là anh lấy sản phẩm về áp dụng vào trại gà của mình.
Vào cuối tháng 6, Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học có cử 2 kỹ sư lên thăm trang trại và hổ trợ kỹ thuật thêm. Lúc đó trại gà của anh Lộc đang trong quá trình sử dụng chế phẩm sinh học Balasa-N01, anh Lộc vui vẻ góp ý: “Đối với nuôi gà chuồng lạnh thì giử cho chuồng khô đến ngày thứ 36, 37 được như thế này là an tâm rồi, giờ chỉ còn chờ ngày xuất bán nữa thôi”.
Đợt này chúng tôi trở lại thăm trang trại thì lứa gà vừa được xuất chuồng. Qua số liệu thống kê và thực tế cảm nhận, anh Lộc có một số nhận xét như sau:
– So với hai trại không dùng Chế phẩm sinh học Balasa-N01 thì trại sử dụng chế phẩm sinh học Balasa-N01 giảm mùi hôi rõ rệt. Ngày trước, chuồng nuôi của mình hôi quá, mình còn ngại vô chăm sóc huống hồ người khác. Khi làm đệm lót sinh thái thì không cảm thấy hôi nữa, vào ra cũng thấy thoải mái hơn.
– Với chăn nuôi chuồng lạnh thì mình chỉ cần đứng phía sau quạt thông gió là biết trong chuồng có phát ra mùi hôi hay không.
– Bên cạnh đó, khi kết hợp Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho gà uống thì thấy gà khỏe, ăn ít hơn bình thường mà tới ngày xuất chuồng thì gà vẫn đủ kí như mấy trại chưa áp dụng. Do đó giảm được chi phí thức ăn.
– Bước đầu áp dụng Chế phẩm sinh học Balasa-N01 làm đệm lót và Chế phẩm sinh học vườn sinh thái cho gà uống thêm, mình nhận thấy chuồng trại vừa khắc phục được mùi hôi, vừa giảm chi phí thức ăn. Do đó, đợt gà tiếp theo mình sẽ áp dụng cho cả 3 chuồng lạnh đang nuôi.
Chúng tôi được anh Nam, người trực tiếp phụ trách chăn nuôi gà chia sẻ: “So sánh hiệu quả kinh tế khi sử dụng balasa với những sản phẩm khác thì sử dụng sản phẩm Balasa-N01 xử lý được mùi hôi chuồng trại tốt hơn. Sử dụng chế phẩm sinh học Balasa-N01 không những giúp giảm mùi hôi mà còn góp phần cải thiện môi trường.”
Đối với chăn nuôi gà trại lạnh, làm đệm lót sinh thái với chế phẩm sinh học Balasa-N01 theo các bước sau:
Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dầy 10cm (gà thịt) hoặc trên 15cm (gà đẻ), sau đó thả gà vào nuôi.
Bước 2: Sau một thời gian (sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, sau 2-3 ngày đối với gà lớn) quan sát thấy khi nào phân rải khắp trên bề mặt chuồng thì rắc men.
Cách rắc men (tính cho cho 25-30m2 chuồng nuôi): Lấy 1kgBALASA-N01 đem trộn thật đều với 1 kg bột ngô (có thể là cám gạo, bột sắn hay bột ngô đều được), sau đó đem rắc đều lên toàn bộ bề mặt đệm lót là được.
Anh Nam chia sẽ thêm: “Với Chế phẩm sinh học Balasa-N01, chỉ phối trộn một lần trong suốt quá trình nuôi mà giảm mùi hôi đáng kể”.
Với cách phối trộn đơn giản , chi phí thấp và đem lại hiệu quả cao khi làm đệm lót sinh thái, chúng tôi rất vui mừng khi giúp bà con giải quyết được vấn đề mùi hôi chuồng trại. Qua đó thuận tiện hơn trong việc chăm sóc vật nuôi, bảo vệ sức khỏe của mình cũng như của những người xung quanh.
Đệm lót lên men là đệm lót trên nền chuồng chăn nuôi. Đệm này có thể là trấu. Mùn này được đưa vào nền chuồng nuôi, sau đó được rải lên trên mặt một lớp hệ men vi sinh vật có ích. Hệ men này có tác dụng chủ yếu:
– Phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối;
– Ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại, khống chế sự lên men sinh khí hôi thối;
– Giữ ấm cho vật nuôi do đệm lót luôn luôn ấm bởi nhiệt từ hoạt động của hệ men vi sinh vật.
Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái là dòng sản phẩm cung cấp đầy đủ khoáng chất và Vitamin cho gia súc, gia cầm; giúp gia súc gia cầm tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật. Bên cạnh đó, thành phần enzyme và vi sinh vật trong chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái giúp vật nuôi hấp thu thức ăn được tốt hơn, qua đó vật nuôi lớn tốt hơn, xuất chuồng sớm hơn.
Nguồn: Sưu tầm