Nấm Linh Chi

Cách đây hàng ngàn năm, nấm Linh Chi đã được dùng để làm thuốc. Các sách dược thảo của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhận Linh Chi được sử dụng làm thuốc từ lâu đời.

Nấm Linh Chi - nam linh chi

 

Theo cách diễn đạt truyền thống của người phương Đông, các tác dụng cụ thể của nấm Linh Chi được tập hợp vào những mặt tác dụng lớn như sau:

– Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn)

– Bảo can (bảo vệ gan)

– Cường tâm (thêm sức cho tim)

– Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiêu hóa)

– Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp)

– Giải độc (giải tỏa trạng thái nhiễm độc)

– Giải cảm (giải tỏa trạng thái dị cảm)

– Trường sinh (sống lâu tăng tuổi thọ)

Qua phân tích các hoạt chất về mặt dược tính, dược lý và sử dụng nấm Linh Chi, người ta thấy Linh Chi có tác dụng rất tốt với các bệnh:

– Đối với bệnh về hệ tim mạch: nấm Linh Chi có tác dụng điều hòa, ổn định huyết áp. Khi dùng cho người huyết áp cao, nấm Linh Chi không làm tăng mà làm giảm bớt, dùng nhiều thì huyết áp ổn định. Đối với những người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp thì nấm Linh Chi có tác dụng nâng huyết áp lên gần mức dễ chịu nhờ cải thiện, chuyển hóa dinh dưỡng.

– Đối với bệnh nhiễm mỡ, xơ mạch, dùng nấm Linh Chi có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỷ trọng cao trong máu, làm giảm hệ số sinh bệnh. Nấm Linh Chi làm giảm xu thế kết bờ của tiêu cầu, giảm nồng độ mỡ trong máu, giảm co tắc mạch, giải tỏa cơn đau tim thắt tim.

– Đối với các bệnh về hô hấp, nấm Linh Chi đem lại kết quả tốt, nhất là với những ca điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản tới 80% có tác dụng giảm và làm nhẹ bệnh theo hướng khỏi hẳn.

Ngoài ra nấm Linh Chi còn có tác dụng tốt tới các bệnh gan mãn tính mới phát, nâng cao chức năng gan, ổn định đường huyết ở những người bị bệnh đái tháo đường. Các tác giả ở Đài Loan trồng trên gỗ long não điều trị ung thư cho kết quả rất tốt – khối u tiêu biến hoàn toàn. Trên cơ sở nguyên lý hiệu dụng là do nấm Linh Chi làm tăng và khôi phục hệ miễn dịch.

1. Hình dạng và màu sắc

– Nấm Linh Chi (quả thể) cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm (phần phiến đối diện với mũ nấm).

– Cuống nấm dài hoặc ngắn, đỉnh bên có hình trụ đường kinh 0,5 – 3cm.

– Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm.

– Mũ nấm khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt. Trên mặt mũ có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh, vàng nghệ, vàng nâu, vàng cam, đỏ nâu, nâu tím nhẵn bóng như láng vecni. Mũ nấm có đường kinh 2 – 15cm, dày 0,8 – 1,2cm, phần đính cuống thường gồ lên hoặc hơi lõm.

– Khi nấm đến tuổi trưởng thành thì phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm.

2. Nhiệt độ thích hợp

– Giai đoạn nuôi sợi: 20 – 30 độ C.

– Giai đoạn quá thể: 22 – 28 độ C.

3. Độ ẩm

– Độ ẩm cơ chất: 60 – 62%

– Độ ẩm không khí: 80 – 95%

Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm Linh Chi đều cần có độ thông thoáng tốt.

4. Ánh sáng

– Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng

– Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc được). Cường độ ánh sáng cân đối từ mọi phía.

5. Độ pH

Linh Chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu (pH 5,5 – 7).

6. Dinh dưỡng:

Sử dung trực tiếp nguồn xenlulôza.

Nguồn: 2lua.vn

Thảo luận cho bài: Nấm Linh Chi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *