Những điều cần biết khi trồng Ớt

Những điều cần biết khi trồng ớt cung cấp những thông tin cơ bản về giống, những kinh nghiệm về cách chăm sóc cây ớt cho những quả bé nhỏ, cay và vô cùng kinh tế này.

Những điều cần biết khi trồng Ớt - nhung dieu can biet khi trong ot 500x375

1. Các giống ớt phổ biến

Trên thị trường có rất nhiều giống ớt, mỗi giống thích hợp với vùng sinh thái và mùa vụ khác  nhau. Ở khu vực ĐBSCL thường trồng phổ biến các loại ớt sau :

1.1  Nhóm ớt chỉ thiên ( Trái hướng lên trời)

Nhóm ớt này trái thường nhỏ, được dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, trồng nhiều trong mùa mưa, vì trái nằm khơi trên mặt lá, khô ráo và thông thoáng nên ít bị sâu bệnh hại tấn công, nhất là bệnh thối trái trong mùa mưa.

– Ớt cay (F1) TN16 của công ty Trang Nông:

Trái chín đỏ tươi, rất cay, trái dài 6-7 cm, đường kính 0,5 – 0,6cm, trọng lượng trái trung bình 2-3g/trái, cây cao 70 – 75cm, đậu trái nhiều, kháng bệnh thúi trái, sinh trưởng mạnh.

– Ớt hiểm lai F1:

Trái chín màu đỏ tươi, cay thơm, trái thẳng dài 2-3cm, Loại ớt này cho năng suất cao 2 -3 kg trái/ cây, chống chịu khá với bệnh thán thư.

– Ớt hiểm địa phương:

Trái rất cay, chiều dài trái 2-3 cm, cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh thán thư rất tốt, trồng thuận lợi nhất trong mùa mưa, năng suất không cao, nông dân tự để giống dễ dàng.

2.2 Nhóm ớt chỉ địa ( trái hướng xuống đất)

Đa số giống ớt này trái thường to, cay ít đến trung bình, được dùng nhiều trong các quán ăn, được xắt lát mỏng ăn tươi, làm tương ớt dạng bằm nhỏ hay xay. Trái ớt chỉ địa thường hướng xuống đất, nằm dưới bộ lá rậm rạp, thường dễ bị sâu bệnh tấn công. Đặc biệt trong mùa mưa, đuôi trái thường bị đọng nước nên thiệt hại do bệnh thối trái ( thán thư cao), mưa nhiều, nước trong đất thừa, cây ớt hút nhiều nước, trái dễ bị nứt.

– Ớt cay Chilli (F1):

Trái suông dài 12-15cm, đường kính 1,2 – 1,4 cm, thịt dầy, trái chín màu đỏ tươi, nặng trung bình 15 – 16 g/trái thì đạt tiêu chuẩn, ít bị thối trái, cây cao 75 – 85cm.

– Ớt cay F1 Hot Chilli ( giống Hàn Quốc):

Trái to, dài 13 – 15cm, nặng 18 – 20g/trái, thịt dầy, cây phát triển mạnh, ít bị bệnh héo rũ, cháy lá , thán thư, trái suông, chín tập trung.

– Ớt cay lai F1:

Trái to dài, chín tập trung, sinh trưởng mạnh, ít bị bệnh xoăn đọt do siêu vi khuẩn.

– Ớt sừng trâu địa phương:

Trái hơi cong ở đầu, dài 10 – 15cm, cho năng suất thấp, dễ bị bệnh thán thư, xoăn đọt do siêu vi khuẩn.

Ớt hiểm địa phương ( trái chỉ địa) : Trái hướng xuống, thẳng, thon dài 3-4cm, chót đuôi trái nhọn, cay nhiều.

2. Để có một cây ớt tốt trước khi cấy

–  Hầu hết bà con thường chủ động sản xuất cây con từ hạt giống của những công ty cung cấp giống có tên tuổi.

– Vườn ươm cây giống phải đủ ánh sáng, mùa mưa nên được che chắn để tránh những giọt mưa lớn.

– Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước khi nhổ cây đem cấy. Khi cây ớt có 4-6 lá thật, cao 8-12 cm ( khoảng 20 ngày sau khi gieo) thì nhổ cấy. Nếu trồng trong mùa mưa và có màng  phủ cần cấy sớm hơn trồng ngoài rơm vì cấy trễ cây cao , gặp mưa gió cây dễ bị ngã, chậm phục hồi và nếu gặp nắng mạnh, cây héo, ngọn gục xuống mặt màng che phủ sẽ bị cháy chóp lá, cây mất sức nhiều.

– Trước khi cấy vài ngày nên giảm nước tưới, giúp cây con cứng cáp, ít bị hao hụt. Nên cấy vào buổi chiều mát và tưới đủ nước.

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Những điều cần biết khi trồng Ớt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *