Quy trình nuôi vịt bố mẹ hướng thịt theo phương thức nuôi nhốt

Chọn giống, nhiệt độ, ánh sáng

Chọn giống

– Con giống nhập vào trại phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng từ các cơ sở đảm bảo chất lượng, có giấy kiểm dịch khi xuất bán.
– Vịt giống phải chọn khắt khe, không khoèo chân, không hở rốn, không khô chân, vịt khoẻ mạnh nhanh nhẹn, đảm bảo khối lượng sơ sinh đạt 50gram/con trở lên. Vịt bố mẹ phải lấy nở từ đàn ông bà.
– Khi vịt nuôi được 49 ngày tuổi đối với phương thức thâm canh và 56-60 ngày tuổi đối với phương thức nuôi quảng canh, phải tiến hành chọn vịt vào giai đoạn hậu bị. Chọn vịt được thực hiện vào buổi sáng, khi vịt đói, khô lông. Dùng quây tre quây vịt lại thành từng nhóm, chỉ chọn những con có đủ tiêu chuẩn giống. Loại thải những cá thể có lông đen, dị dạng, ốm yếu, ngắn đòn. Vịt trống phải chọn lọc kỹ càng hơn. Chọn trống mái theo tỷ lệ 1:4.
– Đến 21 tuần tuổi phải tiến hành chọn vịt vào giai đoạn đẻ và ghép trống mái. Vịt được chọn phải đảm bảo các chỉ tiêu như không quá mập có yếm bụng hay quá ốm, không bệnh tật, không dị hình, không quá ngắn đòn và cổ, không quá nhỏ đầu, không pha lông đen… Vịt trống còn được chọn kỹ hơn, nhất là về ngoại hình. Tỷ lệ ghép phối trống mái vịt siêu thịt là 1:6.
Nhiệt độ
Quy trình nuôi vịt bố mẹ hướng thịt theo phương thức nuôi nhốt - chuong2B3

 

– Khi mới nở ra, vịt con đòi hỏi cung cấp nhiệt độ cao do cơ thể chưa hoàn thiện cơ chế điều hoà thân nhiệt. Nếu để vịt bị lạnh, vịt sẽ còi cọc, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ chết cao. Giai đoạn sau, vịt phát triển lớn lên chúng có thể sản sinh nhiệt để đảm bảo thân nhiệt tốt hơn. Sau khi bộ lông vũ phát triển đầy đủ sẽ giúp vịt có khả năng giữ ấm cơ thể tốt hơn, ngay cả khi nhiệt độ môi trường xuống thấp. Yêu cầu nhiệt độ chuồng úm:
+ Ngày tuổi 1-3: 340C
+ Ngày tuổi 4-7: 33-300C
+ Ngày tuổi 8-14: 29-260C
– Nguồn nhiệt sử dụng để úm vịt thông thường bằng điện. Sử dụng các bóng đèn tròn có công suất 75-100W để úm cho vịt. Số lượng bóng đèn tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường sao cho đảm bảo yêu cầu nhiệt độ chuồng úm như trên. Khoảng cách bóng đèn so với nền chuồng khoảng 40-45cm. Một nguồn nhiệt khác cũng rất thông dụng cho việc úm vịt đó là gas. Mỗi bình gas có thể úm cho 1000 vịt con, trong trường hợp không đảm bảo nhiệt độ úm thì có thể bổ sung thêm bằng đèn điện. Lưu ý khi mắc các chao đốt gas phải chếch 1 góc 400 để nhiệt độ được phân phối đều trên nền chuồng. Ngoài ra có thể sử dụng các nguồn nhiệt khác để úm như đèn măng-xông, đèn hồng ngoại, chú ý tuyệt đối không dùng bếp than đá để úm vịt (gây ngộ độc khí CO).

Ánh sáng: 

Thời gian sinh sản của vịt được tăng lên nhờ vào việc chiếu sáng bổ sung. Nếu không chiếu sáng bổ sung thì vịt sẽ đẻ trứng sớm muộn do ảnh hưởng mùa vụ khác nhau với sự thay đổi độ dài ngày đêm khác nhau. Yêu cầu thắp sáng cho vịt con là 23 giờ/ ngày và duy trì 1 giờ tối để vịt làm quen khi bị mất điện đột xuất, giúp vịt không hoảng sợ khi bị mất điện. Giai đoạn vịt hậu bị và vịt đẻ , thời gian chiếu sáng là 17 giờ/ngày. Cường độ chiếu sáng là 10 lux đã có tác dụng tốt đối với sự phát dục ở cả vịt đực và mái. Mỗi bóng đèn sợi đốt có công suất 100W sử dụng cho 20m2 là 1,8m và mỗi bóng đèn nên có chao để có thể tận dụng ánh sáng tối ưu. Những nơi không có điện thì có thể dùng đèn măng-xông, bình ắc quy hoặc gas để thay thế.
Nguồn: nghenong.com

Thảo luận cho bài: Quy trình nuôi vịt bố mẹ hướng thịt theo phương thức nuôi nhốt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *