Thuốc hay từ cây Cỏ Cú

Theo Đông y, rễ chùm – củ của Cỏ Cú để điều chế vị thuốc được gọi là hương phụ có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình…

Cỏ cú còn gọi là cỏ gấu, củ gấu, củ gấu biển, củ gấu vườn . Tên khoa học là Cyperus rotundus L, thuộc họ cói – Cyperaceae là loài cỏ sống lâu niên cao 20 – 30 cm. Theo Đông y, rễ chùm (củ) của cỏ cú để điều chế vị thuốc được gọi là hương phụ có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình…

1 Mô tả cây cỏ cú

Cỏ cú là một loại cỏ sống lâu nǎm; lá nhỏ hẹ, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây; thân rễ phát triển thành củ; tuỳ theo đất rắn hay xốp củ phát triển to hay nhỏ. ở vùng bờ biển củ to, dài, chất lượng dược liệu tốt hơn, thường gọi là hải hương phụ (hương phụ vùng biển). Vào tháng 6, trên ngọn cây có 3 đến 8 cụm hoa hình tán màu xám nâu; nhụy có đầu núm chia thành 2 nhánh như lông tơ; quả 3 cạnh màu xám. Củ cú có thể thu hoạch quanh nǎm. Thông thường, người ta đào củ về rửa sạch đất cát, phơi khô, đốt cho cháy hết lông, cất nơi khô ráo đề dùng dần làm thuốc.

2. Thu hái và cách chế biến cỏ cú

Theo những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GSTS Đỗ Tất Lợi, Sau khi đào tòan cây, người ta phơi cho khô, vun thành đống để đốt, lá và rễ con cháy hết, còn lại củ lấy riêng rửa sạch, phơi hay sấy khô.

Khi dùng cói thể dùng sống ( nghĩa là củ chế biến như trên dùng ngay), sắc hay ngâm rượu tán bột. Có thể chế biến thêm nữa. Các cụ lương y thường chế biến phưq1c tạp rồi mới dùng.

Các lương y thường dùng thất chế hoặc tứ chế hương phụ, phổ biến nhất là tứ chế. Thất chế hay tứ chế cũng lại có nhiều cách làm. Dưới đây chúng tôii giới thiệu phương pháp hay dùng nhất:

Cân 1 kilogam hương phụ, chia làm 4 phần: một phần (250g) ngâm với 200ml giấm (có độ axit axetic 5%), một phần ngâm rượu 40%, một phẩn ngâm nước tiểu trẻ em (nước tiểu của trẻ em khỏe mạnh, bỏ phần đầu và phần cuối, chỉ lấy phần giữa), một phần ngâm nước muối 15%. Thời gian ngâm thay đổi tùy theo mùa: 1 ngày 1 đêm nếu là mùa hè, 3 ngày 3 đêm nếu là mùa thu, 7 ngày 7 đêm nếu là mùa đông. Cuối cùng lấy ra sao hay phơi khô rồi trộn đều 4 phần với nhau. Theo lý luận đông y, ngâm giấm vị chua là để thuốc vào gan, muối vị mặn sẽ dẫn thuốc vào thận, rượu bốc lên cho nên dẫn thuốc đi lên trên, nước tiểu thêm tác dụng bổ.

Đáng lẽ chia 4 phần, có người dùng giấm và rượu mỗi thứ 160g, muối 20g, nước tiểu trẻ con mạnh khỏe vừa đủ để ngập hương phụ, cho vào đó 600g hương phụ rồi ngâm theo thời gian nói trên, cuối cùng sấy hay phơi khô mà dùng.

Thất chế là làm như trên nhưng thêm 3 lần tẩm nữa như tẩm với nước gừng, tẩm nước cam thảo, tẩm nước ..vo gạo. Nghĩa là tẩm với 7 thứ.

Trên thực tế còn nhiều cách chế biến rất phức tạp và thay đổi tùy theo sáng kiến của thầy thuốc. Cho nên khi dùng cũng như khi nghiên cứu cần dùng loại hương phụ nào.Qua kinh nghiệm, không cần chế biến vẫn cho kết quả tốt.

3. Các bài thuốc vị thuốc từ cây cỏ cú

Củ cỏ cú loại bỏ lông và tạp chất; rửa sạch để ráo sao đó nghiền vụn hoặc thái lát mỏng và đổ thêm giấm vào khuấy đều, ủ một đêm, đợi cho hút hết giấm, cho vào chảo sao lửa nhẹ đến màu hơi vàng, lấy ra, phơi khô.

4.Một số bài thuốc có hương phụ:

Chữa kinh nguyệt không đều: Hương phụ 3g, ích mẫu 3g, ngải cứu 3g, bạch đồng nữ 3g, sắc với nước; chia 3 lần uống trong ngày.

Muốn cho kinh nguyệt đều, uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh hoặc gần kỳ kinh hay đau bụng hoặc hương phụ chế tán bột ngày uống 10g với nước nóng hoặc nước ngải cứu. Dùng liên tục trong một tháng hoặc có thể lâu hơn.

Chữa đau bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa: Hương phụ 40g, riềng khô 80g (riềng chọn củ nhỏ màu vàng nhạt). Hai thứ tán nhỏ cất vào lọ kín, mỗi lần uống 6 – 8g (trẻ em mỗi lần uống 2 – 4g) với nước chè nóng. Uống 3 – 5 ngày.

Chữa tiêu hóa kém: Hương phụ (sao) 12g, vỏ quýt (sao) 12g, vỏ vối (sao) 12g, vỏ rụt (sao) 16g, chỉ xác 12g. Sắc nước uống 5 ngày.

Chữa cảm cúm, gai rét, nhức đầu, đau mình: Hương phụ 12g, tía tô 10g, vỏ quýt 10g, cam thảo 4g, hành 3 cây, gừng tươi 3 lát, sắc uống (đơn thuốc của Tuệ Tĩnh).

Chú ý: Người âm hư huyết nhiệt không nên dùng.

Bác sĩ  Hữu Đức-suckhoedoisong.vn

Tìm bài này trên Google:

  • cay co cu

Thảo luận cho bài: Thuốc hay từ cây Cỏ Cú

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *