Ảnh hưởng của nguyên liệu làm đệm lót đến năng suất nuôi Gà

Nuôi gia cầm trên đệm lót sinh học đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để tăng năng suất trứng và thịt, đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường.

Hiện do đặc tính của mỗi loại nguyên liệu làm đệm lót rất khác nhau nên khi trộn với men vi sinh làm đệm lót sẽ có những hiệu quả khác nhau đối với năng suất sinh sản của gà. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại nguyên liệu khác nhau dung làm đệm lót đến sinh sản của gà Tàu vàng.
Ảnh hưởng của nguyên liệu làm đệm lót đến năng suất nuôi Gà - dem lot sinh hoc 2
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (NT): NT đối chứng (ĐC): (100% trấu + không men vi sinh); NT trấu – VS (100% trấu + chế phẩm Balasa N01); NT BM-VS (100% bã mía + chế phẩm Balasa N01); NT TBM-VS (50% bã mía + 50% trấu + chế phẩm Balasa N01) và bốn lần lặp lại trên 200 gà Tàu vàng từ 20 – 34 tuần tuổi. Các chỉ tiêu theo dõi gồm chất lượng lớp đệm lót chuồng lên men vi sinh vật, tiểu khí hậu chuồng nuôi, năng suất sinh sản.
Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau: Sự dụng đệm lót lên men vi sinh vật đã làm giảm nồng độ một số khí độc như NH3, CO2 và số lượng coliform, E. Coli trong chuồng nuôi. Từ đó góp phần làm tăng tỷ lệ đẻ của gà và giảm tiêu tốn thức ăn và không ảnh hưởng đến chất lượng trứng của gà thí nghiệm. Tuy nhiên, các loại nguyên liệu như trấu, bã mía hay trấu kết hợp với bã mía hoặc mùn cưa sử dụng với men vi sinh vật cho hiệu quả khác nhau. Việc sử dụng men vi sinh vật kết hợp với nguyên liệu đệm lót là trấu và mùn cưa cho hiệu quả tốt nhất trong nhóm nguyên liệu thí nghiệm.
Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Ảnh hưởng của nguyên liệu làm đệm lót đến năng suất nuôi Gà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *