Bạn có biết loài chim học hót như thế nào?

Trong tự nhiên có rất nhiều loài chim cảnh hót hay, một số người nuôi chim chỉ biết dạy chúng hót theo phản xạ tự nhiên mà không giải thích được chúng có đang hót theo đúng âm đúng điêu? Dưới đây là một mô hình mà những nhà khoa học tại Mỹ đã nghiên cứu và có thể ứng dụng cho các loài khác nhau kể cả con người.

Ngoài 5 kỷ lục lạ của những loài chim có thể bạn chưa biết thì chim hót như thế nào? Có đúng âm không chỉ có những người nghiên cứu kỹ về âm vực của chim mới biết được.

Bạn có biết loài chim học hót như thế nào? - chim se 300x200

Chim sẻ

Loài chim học phát ra âm thanh qua lắng nghe các con chim trưởng thành. Vài ngày sau khi nở, chim sẻ bắt đầu bắt chước tiếng kêu của chim trưởng thành. “Ban đầu, tiếng của chúng rất khác và không nhận ra được” một thành viên trong hội chim cảnh Hà Nội cho biết.

Chim non cũng như những đứa trẻ, chúng mắc rất nhiều lỗi khi học phát âm. Khi chúng lớn hơn, khoảng cách giữa các lỗi sai rút ngắn lại. Có một giả thuyết cho rằng não của người cũng như chim trưởng thành có xu hướng loại bỏ các khác biệt lớn và chú ý nhiều hơn vào các khác biệt nhỏ.

Ở Mỹ người ta nghiên cứu mối quan hệ giữa kích thước của các sai biệt trong thanh âm và khả năng điều chỉnh các sai biệt của bộ não. Cuộc thử nghiệm được tiến hành trên loài chim sẻ trưởng thành. Khi con chim hót qua microphone, các nhà nghiên cứu sử dụng thiết bị xử lý âm thanh chỉnh lại cao độ của tiếng chim và thay đổi cách con chim nghe chính giọng hót của nó để nó nghĩ rằng nó đang hót sai.

Bạn có biết loài chim học hót như thế nào? - chim se1 300x218

Chim sẻ

Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu có được để xây dựng mô hình thống kê kích thước của lỗi sai trong thanh âm và mức độ và ngưỡng sai khác mà ở đó một con chim nhận biết được. Hiện tại các nhà khoa học đang tiến hành thêm nhiều thử nghiệm để kiểm tra và điều chỉnh mô hình.

Ở Việt Nam người ta bẫy chim rừng về nuôi và tập cho chúng hót, theo như môt thành viên trong hội chim cảnh Hải Phòng cho biết chế độ dinh dưỡng của chim cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc chim hót, khi chúng ở ngoài tự nhiên tự đi kiếm thức ăn chúng cân bằng được chế độ dinh dưỡng nhưng khi con người bẫy về nuôi thì có thêm những loại cám trộn nếu không cẩn thận sẽ không đúng tỷ lệ và ảnh hưởng tới tiếng hót của chim.

Nguồn: lamgnong.net

Thảo luận cho bài: Bạn có biết loài chim học hót như thế nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *