Các loại rau Cải phổ biến và giá trị dinh dưỡng (Phần 2)

Các loại rau Cải không chỉ phổ biến trong các bữa cơm hàng ngày mà còn rất tốt cho sức khỏe. Mời các bạn cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của các loại rau cải ngay sau đây.

4. Củ cải trắng

Các loại rau Cải phổ biến và giá trị dinh dưỡng (Phần 2) - cac loai rau cai5 300x172 1

Các loại rau cải phổ biến và giá trị dinh dưỡng (hình 1)

Củ cải cũng là 1 trong các loại rau cải tương đối dễ sử dụng. Có thể sử dụng để chế biến được nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, cá; xào thịt; muối dưa ăn xổi, làm củ cải muối, phơi khô làm củ cải khô.

Trong y học dân tộc, củ cải còn được dùng trong trường hợp ăn uống không ngon miệng, dùng để trị bệnh hoại huyết, còi xương, lên men trong ruột, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, thấp khớp và các bệnh về đường hô hấp (ho, hen) khá hiệu quả.

Đông y cũng thường dùng củ cải chữa bệnh lỵ, giải độc và dùng ngoài để đắp trị bỏng. Hạt củ cải dùng để chữa chứng phong đờm, suyễn, lỵ, mụn nhọt, đại tiểu tiện không thông… Lá củ cải có thể dùng chữa khản tiếng, chữa xuất huyết ở ruột.

5. Cải bắp

Các loại rau Cải phổ biến và giá trị dinh dưỡng (Phần 2) - cac loai rau cai6 300x223

Các loại rau cải phổ biến và giá trị dinh dưỡng (hình 2)

Theo Đông y, cải bắp vị ngọt, tính hàn, không có độc tố, có tác dụng trong việc hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Cải bắp cũng có khả năng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác rất hiệu quả.

Còn theo Tây y, cải bắp có thẻ được dùng để chữa nhiều bệnh thông thường như mụn nhọt, sâu bọ đốt, giun, đau dạ dày.

Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có khả năng chống ôxy hóa nhưng lại có thểgây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc đang bị bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không có thể sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Với những người này, nên ăn bắp cải ở một lượng vừa phải, trước khi  ăn nên cắt thành từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để trong khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến. Khi ấy Goitrin sẽ bị phân hủy hết hoặc bớt đi phaafnnafo.

Đặc biệt, đối với người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên ăn bắp cải. Người táo bón, tiểu ít thì không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà cần phải nấu chín.

6. Cải cúc

Các loại rau Cải phổ biến và giá trị dinh dưỡng (Phần 2) - cac loai rau cai4 300x300

Các loại rau cải phổ biến và giá trị dinh dưỡng (hình 3)

Rau cải cúc là loại rau rất dễ mọc và nấu cũng rất nhanh,thường thì chúng ta dùng để ăn lẩu vì đặc tính của rau cải cúc là khá nhanh chín và ăn như thế sẽ ngọt và giữ được đầy đủ các chất dinh dưỡng nên cũng là một trong các loại rau cải được ưa chuộng với đa số.

Rau cải cúc còn được biết đến với tên gọi là cải tần ô, rau cúc, rau tần ô… Là cây thảo sống hằng năm, lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần. Cụm hoa ở phần nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, thơm. Mùa hoa vào tháng 1 – 3. Rau cải cúc rất giàu dinh dưỡng, chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin A, B, C…

Nguồn: lamnong.net

Tìm bài này trên Google:

  • tên các loại rau cải

Thảo luận cho bài: Các loại rau Cải phổ biến và giá trị dinh dưỡng (Phần 2)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *