Ở phần 1 của Rau cải có tác dụng gì? các bạn đã được biết công dụng “thần kì” của cải xanh, cải bẹ trắng, cải ngọt. Để tiếp tục trả lời cho câu hỏi: “Rau cải có tác dụng gì?” mời các bạn cùng tìm hiểu với bài viết sau đây.
1. Rau cải có tác dụng gì?: Cải xoong
Rau cải có tác dụng gì? (hình 1)
Với hàm lượng vitamin, canxi, i-ốt… cao, rau cải xoong không chỉ giúp phòng bệnh tim mạch, chống lão hóa, bướu cổ mà cả sỏi gan, thận…
Kết quả phân tích các thành phần hoá học trong 100g rau cải xoong (phần dùng để ăn được) có 93g nước, protein 1,7 – 2g, chất béo 0,2 – 0,3g, gluxit 3 – 4g, chất xơ 0,8 – 1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác. Đặc biệt, lượng iốt và canxi trong rau cải xoong rất cao như canxi 20 – 30mg/100g và vitamin C 40 – 50mg/100g…
Nhờ trong rau cải xoong chứa lượng vitamin C cao, lại có vitamine A, B1, B2 nên đã giúp bảo vệ sức khoẻ, chống oxy hóa, chống độc, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hoá bệnh lý, giữ gìn nét tươi trẻ.
Ngoài ra, nhiều yếu tố khoáng chất rất dễ hấp thu như canxi, i-ốt vì chúng đều ở dạng liên kết hữu cơ. Nếu lượng canxi đầy đủ mỗi ngày cho cơ thể là 1.000mg thì sẽ giúp người ta ít mắc bệnh tim và góp phần chống lão hoá.
Rau cải có tác dụng gì? (hình 2)
Còn i-ốt cần cho tuyến giáp để phòng chống bướu cổ và tăng khả năng tự vệ cho cơ thể, tăng sự trao đổi chất của tế bào, chống còi xương và bệnh béo phì, các bệnh ngoài da, bệnh xơ cứng động mạch ở người già. Lượng i-ốt cần cho cơ thể rất nhỏ chỉ 0,1 – 0,15mg/ngày, nhưng thiếu lại sinh bệnh, như vậy mỗi ngày cần ăn rau cải xoong từ 9 – 10g là đủ lượng i-ốt trên.
Bên cạnh đó, cải xoong còn giúp tẩy độc, lợi tiểu, có nhiều chất xơ nên tác dụng tốt đối với dạ dày, thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Ăn rau cải xoong nấu với cá tươi có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, chữa bệnh phổi.
Chữa bí tiểu: Cải xoong tươi 45g, 20g củ hành tây, 15g củ cải trắng. Tất cả rửa sạch, cắt nhỏ, sấy khô sắc với 1 lít nước còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày. Dùng trong 7 ngày. Hoặc lấy rau cải xoong rửa sạch, để ráo, nhúng qua nước sôi trộn với dầu vừng (dầu mè) và giấm ăn trong ngày. Thực hiện liên tục trong 5 ngày.
Chữa nhiệt lưỡi, chảy máu chân răng do viêm lợi: Cải xoong 200g, rửa sạch nấu với cà rốt, nấu với 400ml còn 100, uống hoặc ngậm hàng ngày. Thực hiện bài thuốc này cho đến khi không còn bị nhiệt lưỡi và chảy máu chân răng.
Trị chứng viêm phế quản: dùng 100-200g rau cải xoong, 50g tía tô, 2-3 lát gừng tươi. Đem tất cả cho vào siêu đất, đổ 3 bát nước (bát ăn cơm) sắc còn 1 bát thì chia làm 3 phần, uống 3 lần, mỗi lần 1 phần, cách nhau 3 giờ.
Chữa đái đường:Lấy rau cải xoong, củ cải, cần tây, mùi tây (ngò tây), cà rốt, bắp cải mỗi thứ đều 100g như nhau, ép lấy nước cốt uống rất hiệu quả.
2. Rau cải có tác dụng gì?: Cải củ
Rau cải có tác dụng gì? (hình 3)
Cải củ được trồng lấy lá non luộc ăn, lá già muối dưa và để lấy củ. Củ cải là loại thực phẩm tương đối dễ sử dụng. Có thể dùng chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, cá; xào với mỡ, xào thịt; muối dưa ăn xổi, làm dưa ăn quanh năm (ngâm trong nước mắm), làm củ cải muối, phơi khô dự trữ để làm dưa góp.
Trong y học dân tộc, củ cải được dùng trong trường hợp ăn uống không ngon miệng, dùng trị bệnh hoại huyết, còi xương, lên men trong ruột, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, thấp khớp và các bệnh về đường hô hấp (ho, hen). Đông y cũng dùng củ cải chữa bệnh lỵ, giải độc và dùng ngoài đắp trị bỏng.
3. Rau cải có tác dụng gì?: Cải thảo
Rau cải có tác dụng gì? (hình 4)
Cải thảo là loại rau mọc nhiều ở miền Bắc và Đông Bắc Trung Quốc, vào hai mùa xuân và thu. Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt, chứa nhiều vitamin A, B, C, E. Hàm lượng nguyên tố vi lượng kẽm cao hơn cả thịt, cá.
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện, sở dĩ phụ nữ Trung Quốc và Nhật Bản có tỉ lệ ung thư thấp hơn phụ nữ phương Tây là nhờ họ ăn nhiều cải thảo vì trong cải thảo có chất phân giải hormone nữ, liên quan tới ung thư vú.
Cải thảo có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, nấu canh với jămbông, gà, vịt, xương lợn. Cũng có thể lấy lõi bắp cuộn lại ăn sống, muối chua, làm nộm bằng cách trộn dầu giấm như rau xà lách; hoặc nấu lẩu, xào… Khi chế biến cải thảo, bạn không nên nấu chín quá sẽ làm cải mất độ ngon, giòn và các vitamin dễ tan ở nhiệt độ cao.
Nguồn: sưu tầm