Các loại rau Cải phổ biến và giá trị dinh dưỡng (Phần cuối)

Cùng tiếp tục tìm hiểu về các loại rau cải phổ biến trên bàn ăn và xem các loại rau cải này có giá trị dinh dưỡng ra sao bạn nhé.

7. Cải ngọt

Các loại rau Cải phổ biến và giá trị dinh dưỡng (Phần cuối) - cac loai rau cai9 300x225 1

Các loại rau cải phổ biến và giá trị dinh dưỡng (hình 1)

Cải ngọt là loài rau thuộc vào họ cải, đây cũng là 1 trong các loại rau cải rất dễ ăn đối với cả trẻ em và giàu chất dinh dưỡng. Theo Đông y, cải ngọt có tính ôn, có công dụng thông lợi trường vị, làm đỡ các chứng tức ngực, tiêu thực hạ khí… có thể sử dụng để chữa các chứng ho, táo bón, ăn nhiều cải ngọt còn giúp cho việc phòng ngừa bệnh trĩ và ung thư ruột kết đáng kể. Ăn nhiều rau cải ngọt cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư gan và kết hợp điều trị bệnh ung thư và xơ cứng gan.

Cải ngọt hiện nay được trồng quanh năm, vụ chính là đông xuân, thời gian sinh trưởng khoảng 35 – 45 ngày.
Trong 100 g cải được nghiên cứu có chứa: 1,1 g protein; 0,2 lipit; 2,1 g cacbohidrat; 61 mg canxi; 37 mg photpho; 0,5 mg sắt; 0,01 mg caroten; 0,02 thiamin (B1); 0,04 mg ribopalavin (B2); 0,3 mg niaxin (B3); 20 mg axit ascorbic (C).

Chất dinh dưỡng: Cải ngọt có chứa chất đường, vitamin B1, axít pamic, coban, iot. Rễ và lá của loại rau này có nhiều chất kiềm giúp thúc đẩy sự tiêu hoá, thúc đẩy cơ thể bạn tiếp thu albumin để bảo vệ gan, chống mỡ trong gan.

Khả năng chế biến các món ăn: Cải ngọt có thể dùng để chế biến thành các món ăn như cải ngọt xào thịt, canh cải ngọt nấu tôm, rau cải ngọt luộc chấm xì dầu, cải ngọt xào thịt bò, cải ngọt xào chân gà…, làm lẩu cá, lẩu thịt rất ngon miệng và bổ dưỡng.

8. Cải đắng, cải xanh, cải muối dưa

Các loại rau Cải phổ biến và giá trị dinh dưỡng (Phần cuối) - cac loai rau cai8 300x225

Các loại rau cải phổ biến và giá trị dinh dưỡng (hình 2)

Cải xanh là 1 loại rau khá lợi tiểu. Theo y học Đông Phương, người ta cho biết hạt của Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng trong việc thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau. Dùng chữa ho hen, làm tan khí trệ, chữa kết hạch, đơn độc sưng tấy.

Cải đắng cũng là món ăn khá phổ biến. Có thể dùng ăn sống hoặc chấm với nước thịt kho, cá kho, nước mắm, nấu canh…

Lưu ý khi ăn dưa cải: Trước khi bạn ăn loại rau chế biến kiểu muối chau này nên rửa, nên vắt sạch dưa để loại bỏ bớt các vi khuẩn, giúp xả bớt đi vị mặn và vị chua gay gắt trong dưa.

Không ăn dưa cải muối quá nhiều, bởi lượng dưa muối ăn vào mỗi lần chỉ nên khoảng 50g và không nên ăn quá thường xuyên vì trong dưa muối chua luôn có chứa rất nhiều axit oxalic và canxi sẽ gây ra sỏi thận.

Nguồn: lamnong.net

Tìm bài này trên Google:

  • Cac loai rau cai
  • các loại cải

Thảo luận cho bài: Các loại rau Cải phổ biến và giá trị dinh dưỡng (Phần cuối)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *