Theo Trung Tâm Khuyến Nông TPHCM hướng dẫn thì việc lấy mủ trôm thực hiện hiệu quả khi cây trôm được độ 10 tuổi trở lên thì mới nên lấy mủ, lúc đó đường kính của cây đạt trên 20cm cành nhánh cây nhiêu và xum xuê, đường kính tán lá cây trên 4m thì khi lấy mủ cây không bị mất sức.
Có 3 cách lấy khai thác mủ trôm:
– Chặt các nhánh cây trôm, cắt khúc ngâm vào nước, sau vài tiếng chất dịch trong cành nhánh chảy hòa vào trong nước, vớt các cành ra ta có dung dịch chất nhầy nhầy đó là mủ trôm, cách này chỉ có thể sử dụng ngay khó chế biến thành phẩm.
– Vào mùa mưa, dùng đục nhọn đục vào thân cây, sau đó khoét thành lỗ rộng 10cm, sâu 5-7cm vết khoét hơi nghiên vào phía trong để mủ tụ lại. Sau vài ngày trên lỗ đục xuất hiện một cục chất nhầy, lấy đem phơi khô thì sẽ được một ít mủ trôm khô, cách này giống như lấy mủ cây gòn, các cục mủ này khi sử dụng đem ngâm vào nước có được dung dịch mủ trôm.
– Vào mùa mưa, buổi chiều chặt ở các ngọn cây trôm, mủ trôm chảy nhựa trên ngọn và rơi xuống dưới đất vào buổi tối, dùng bạt nylon trải bên dưới để hứng lại sáng hôm sau đem phơi để làm mủ trôm khô.
Hiện tại đối với cây trôm lấy mủ người ta chưa sử dụng chất khích thích cho ra mũ trôm.
Nguồn: sưu tầm