Cây Trôm

Cây Trôm tên phổ thông : Trôm. Tên khoa học : Sterculia foetida L. Họ thực vật : Trôm (Sterculiaceae).

Cây Trôm - cay trom

Nguồn gốc xuất xứ : Loài này có nguồn gốc tự nhiên ở vùng nhiệt đới trên thế giới. Phân bổ ở Việt Nam : Được trồng nhiều ở vùng đất Nam Trung Bộ như: tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận…

Đặc điểm hình thái:

Thân, tán , lá: Thân hình trụ, gốc có múi, vỏ màu nâu đậm, phân cành cao, mập, gãy khúc, tán rộng, dày. Lá kép chân vịt có 5-9 lá, cuống ngắn dày 1cm. Lá dài 30cm, màu xanh lục đậm, bóng nhẵn, có nơi rụng vào mùa khô, gân bên xếp song song nổi rõ cả 2 mặt. Cuống chung dài 10-20cm, mảnh.

Hoa, quả, hạt: Cụm hoa dạng chuỳ, xuất hiện cùng với lá non. Hoa tạp tính, có mùi hơi hôi, lá đài màu đỏ mặt trong, có ít lông mép. Quả gồm 15 ngăn, hình trứng, dài đến 10cm, đầu hơi nhọn. Vách quả dày, cứng hoá gỗ, màu đỏ sau chuyển qua đỏ đến đen. Hạt nhiều, 10-15 hạt/ quả, thuôn dài 1,8-2cm, màu đen bóng.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: Tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây sưa sáng, ẩm.

Phù hợp với: Trôm có khả năng chịu nắng, chịu nóng, chịu hạn rất cao trong điều kiện môi trường đất rất nghèo xấu thiếu mùn và dinh dưỡng.

Gỗ trôm có thể dùng làm bao bì, bột giấy, ván dăm, ván sợi. Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ. Đây là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến nước giải khát. Hiện nay, nhiều nông dân ở Miền Nam đã bắt đầu trồng Trôm trên đất vườn.

Nguồn: caygionglamnghiep.org

Thảo luận cho bài: Cây Trôm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *