Cách phòng và chữa bệnh cho chim cảnh

Các nguyên tắc chung trong việc chữa bệnh cho chim cảnh:

Cách phòng và chữa bệnh cho chim cảnh - chim canh1 300x146

Cách phòng và chữa bệnh cho chim cảnh (hình 1)

Các loại thuốc dành cho gia cầm đang bán trên thị trường, nhìn chung, đều có thể được xem xét để ứng dụng cho việc chữa bệnh cho chim cảnh.

Bao gồm:
– Các loại kháng sinh phổ rộng, chữa một số bệnh thường gặp ở gia cầm (gà, vịt..) và do vậy cũng có thể xem xét ứng dụng chữa bệnh cho chim.
– Các loại thuốc đặc trị một số bệnh nhất định: như tụ huyết trùng, bạch hầu…: cũng có thể ứng dụng chữa trị khi chim cảnh bị những bệnh này.
– Các loại thuốc hỗ trợ giúp khôi phục sức khỏe sau khi gia cầm bị bệnh, hoặc giúp tăng cường sức đề kháng: cũng có thể ứng dụng với liều lượng phù hợp với chim cảnh.
– Trong điều kiện nuôi chim cảnh chơi: phương án cho chim uống thuốc thường được sử dụng.
– Nếu nuôi chim kinh doanh với số lượng nhiều: cần trang bị kiến thức và một số dụng cụ thú y cần thiết như ống kim tiêm, để có thể chữa trị kịp thời, tránh lây lan ra cả đàn chim nuôi.

Nguyên tắc 1:

Mỗi loại thuốc kháng sinh phổ rộng thường chỉ có khả năng đặc trị một số bệnh nhất định. Những bệnh khác (dù có quảng cáo trên bao bì thuốc) chỉ mang tính phòng ngừa, bao vây –> cần xem xét kĩ các tính năng của thuốc để ứng dụng phù hợp, chữa đúng bệnh.

Nguyên tắc 2:

Rất cần lưu í đến thể trọng của chim cảnh (thường nhỏ hơn gà vịt) để từ đó cân nhắc liều lượng sử dụng thuốc một cách hợp lí. Dùng quá liều: chim không những không khỏi bệnh mà còn có thể ngộ độc, gây những biến chứng tai hại.

Nguyên tắc 3:

Cần theo dõi sát sao diễn tiến tình trạng bệnh của chim trong quá trình sử dụng thuốc để có những nhận định, phân tích và điều chỉnh kịp thời. Chim có quá trình trao đổi chất diễn ra rất nhanh nên nếu không chú ý đến các phản ứng cơ thể của chim trước việc sử dụng thuốc thì rất khó điều trị tốt.

Nguyên tắc 4:

Khi một cá thể chim bị bệnh và cần sử dụng thuốc điều trị: nên cách li chim bệnh ra khỏi khu vực nuôi các chim khác để tránh lây lan.
Chim bị bệnh cần được nhốt nuôi ở nơi yên tĩnh, ấm áp, cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chim. Nếu khí hậu đang lạnh thì cần trùm áo lồng và thậm chí cần sưởi ấm riêng cho chim.
Chỉ khi chim hồi phục hoàn toàn mới đưa trở lại vào chuồng chung hoặc đưa về khu vực nuôi chung nhiều chim khác.

Cách phòng và chữa bệnh cho chim cảnh - chim canh2 300x289 1

Cách phòng và chữa bệnh cho chim cảnh (hình 2)

Nguyên tắc 5:

Các bệnh hô hấp, tiêu hóa rất dễ lây lan.
Khi phát hiện một cá thể chim bị bệnh: ngoài việc cách li tập trung chữa bệnh cho cá thể đó, cần theo dõi thật kĩ các cá thể còn lại để kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lây bệnh.
Với các chuồng nuôi tập thể có phát hiện ra chim bệnh: nên sử dụng thuốc phòng bệnh cho tất cả các cá thể còn lại trong chuồng.

Nguyên tắc 6:

– Hậu quả của thức ăn, nước uống bẩn thường là các bệnh về đường tiêu hóa
– Hậu quả của khí hậu lạnh, gió lùa thường là các bệnh về đường hô hấp
– Hậu quả của chuồng trại bẩn không được vệ sinh dọn rửa thường là các bệnh về rận mạt, kí sinh trùng trên lông chim, các bệnh về ghẻ ngứa, nổi trái (nổi đậu)

–> cùng với việc phát hiện và chữa bệnh: cần xử lí các nguyên nhân gây ra bệnh bằng cách theo dõi chất lượng thức ăn, nước uống, tình hình thời tiết khí hậu và vệ sinh, khử trùng nơi nuôi chim cảnh một cách hợp lí.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Cách phòng và chữa bệnh cho chim cảnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *