Cách trị bệnh sỏi thận ở Chó

Giống như chúng ta, bệnh sỏi thận cũng có thể xảy ra với những chú cún cưng trong gia đình bạn. Các viên sỏi trong bàng quang thực chất là hỗn hợp cặn khoáng chất, hợp thành hình dạng giống nhiều viên sỏi có kích cỡ khác nhau.

Cách trị bệnh sỏi thận ở Chó - cach tri benh soi than o cho2 500x375

 

Một số ca mắc bệnh thường không có dấu hiệu gì bất thường, cho đến khi sỏi thận được tình cờ phát hiện ra. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân đều có những thay đổi trong cơ thể mà điển hình là các triệu chứng sau:

  • Đi tiểu ra máu (Haematuria)

  • Bí tiểu (Dysuria)

  • Tăng tần suất đi tiểu (Pollakiuria)

Các triệu chứng này xuất hiện do các viên sỏi có trong bàng quang gây sưng tấy, tổn thương lớp thành bàng quang, dẫn đến viêm nhiễm và chảy máu. Ở một số trường hợp hiếm gặp, sỏi thận còn dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường tiết niệu. Đó là khi những viên sỏi theo đường nước tiểu thoát ra ngoài, nhưng bị tắc ở trong niệu đạo, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Một khi xảy ra tắc nghẽn đường tiết niệu, cơ thể cún cưng sẽ cho thấy những dấu hiệu trực tiếp như bí tiểu thường xuyên, hoặc những triệu chứng do không thể bài tiết nước tiểu, như hôn mê, chán ăn hoặc nôn mửa. Khi các chất thải trong bàng quang không được giải phóng, nó không chỉ gây đau đớn mà còn tích tụ độc tố không thải ra được trong máu, làm tổn hại đến thận. Hệ quả khác có thể là thoát vị bàng quang, hoặc nước tiểu tràn vào khoang bụng. Đây là lí do mà bạn cần đưa cún cưng đi kiểm tra ngay khi xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ cún bị sỏi thận.

Bệnh sỏi thận thường diễn biến trong khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào mức độ cặn khoáng chất và viêm nhiễm của cơ thể. Những viên sỏi lớn mất tới vài tháng để hình thành, nhưng một số viên có kích cỡ nhỏ hơn thậm chí chỉ cần đến 2 tuần.

Cách trị bệnh sỏi thận ở Chó - 3 8 12 033

Nguyên nhân gây bệnh

  • Lượng khoáng chất trong cơ thể (như canxi, magiê hay phốt pho) tăng cao, khiến cặn khoáng bị bão hòa và kết tủa trong bàng quang, các tinh thể cặn dính vào nhau và hình thành những viên sỏi với kích cỡ lớn dần theo thời gian.

  • Một số loại sỏi mang tính kiềm hoặc tính axit được hình thành để trung hòa môi trường nước tiểu ở mức độ cân bằng chỉ số pH.

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu làm thay đổi chỉ số pH của môi trường trong bàng quang, kích thích sự hình thành sỏi thận.

  • Quá trình hấp thụ và bài tiết một số chất diễn ra bất thường cũng có thể là nguyên nhân gây ra sỏi thận. Tình trạng này thường xuất hiện thường xuyên hơn ở một số giống loài nhất định, ví dụ như chó đốm (Dalmatian).

Chẩn đoán

Các triệu chứng của bệnh sỏi thận có nhiều điểm khá giống với viêm nhiễm bàng quang, tuy nhiên những chú cún bị viêm nhiễm bàng quang thì chưa chắc hoàn toàn bị sỏi thận. Vì thế, chúng ta không thể kết luận bệnh dựa trên những dấu hiệu lâm sàng thông thường này.

Sỏi thận có thể được phát hiện do sờ nắn bằng ngón tay ở thành bụng dưới. Tuy nhiên, một số viên sỏi thận quá bé, hoặc quá lớn và cứng có thể gây khó dễ để nhận biết. Trong trường hợp này, chúng cần được siêu âm, hoặc chụp X-quang để xác định bệnh tình. Nếu phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ cún cưng mắc bệnh sỏi thận, bác sĩ thú y có thể tiến hành kiểm tra bằng một hoặc cả 2 phương pháp trên. Một số viên sỏi thậm chí không thể xác định bằng tia X, đó là hiện tượng thấu xạ. Các hợp thể khoáng chất của chúng không thể bắt sáng và phản chiếu tia X, vì thế bác sĩ cần tiến hành siêu âm hoặc chụp X-quang ngược dòng, tạo ra màu sắc quy ngược để phát hiện những viên sỏi thấu xạ trong bàng quang.

Cách trị bệnh sỏi thận ở Chó - urate bladder stones in dogs

Điều trị

Phương pháp điều trị sỏi thận thường thấy nhất đó là phẫu thuật qua ổ bụng để gắp sỏi ra ngoài. Sau khoảng 2–4 ngày hồi sức, phần lớn bệnh nhân sẽ tiến triển nhanh chóng. Tình trạng tiểu ra máu sẽ còn tiếp diễn trong khoảng vài ngày sau phẫu thuật. Với những ca tắc nghẽn đường tiết niệu, phẫu thuật cần được tiến hành càng sớm càng tốt để phòng trừ những diễn biến xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp tối ưu đối với bệnh nhân có tình trạng sức khỏe phức tạp.

Chế độ dinh dưỡng cũng có thể giúp loại trừ, phân hủy một số loại sỏi thận. Như vậy, cách này có ưu điểm là không cần phẫu thuật và phù hợp với một số cá thể. Tuy nhiên quá trình điều trị diễn ra kéo dài đến hàng tháng, trong khi cún cưng vẫn phải chịu đau đớn do các vấn đề bí tiểu, đi tiểu ra máu,… Ngoài ra, không phải mọi chú cún đều chấp nhận thực đơn điều trị bệnh này. Vì thế, phương pháp này không hoàn toàn triệt để, cũng như không có tác dụng đối với tất cả các loại sỏi thận.

Phòng tránh

Cũng giống như con người, bạn cần quan sát cún cưng thường xuyên để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường. Tìm hiểu các dấu hiệu mắc bệnh, và đưa chúng đến bác sĩ thú y nếu nghi ngờ cún bị sỏi thận, để được tư vấn phương án giải quyết tối ưu nhất.
Nguồn: nanapet.com

 

Thảo luận cho bài: Cách trị bệnh sỏi thận ở Chó

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *