Site icon Nuoitrong123

Cách trị bệnh uốn ván ở Chó Mèo

Uốn ván là bệnh gây ra bởi độc tố được tiết ra từ vi khuẩn Clostridium tetani, một trong những loại độc khuẩn thuộc họ Clostridia.

Đó là những vi khuẩn kỵ khí, nghĩa là chúng có thể phát triển trong điều kiện không có oxy, như trong một vết cắn hoặc vết đâm sâu, trong ruột của động vật có vú và trong các mô chết của những vết thương do chấn thương, phẫu thuật, bỏng, tê cóng, gãy xương…

Vi khuẩn Clostridia có thể sống trong bụi bẩn và rất dễ dàng xâm nhập vào một vết thương nhỏ bị nhiễm trùng tạo thành bệnh uốn ván. Các loài động vật khác nhau có độ nhạy khác nhau đối với độc tố uốn ván. Ngựa, con người, vật nuôi như chó có độ nhạy cảm cao trong khi ở mèo thì mức độ mắc bệnh lại rất thấp.

Uốn ván là bệnh khá thường gặp ở chó. Vi khuẩn Clostridium tetani thường đi vào cơ thể qua vết thương và trong điều kiện yếm khí các bào tử nảy mầm rồi sản xuất độc tố. Độc tố thường lây lan bằng cách đi vào hệ thần kinh ngoại biên tới tủy sống và cũng có thể lan truyền vào cơ thể qua máu. Độc tố liên kết với dây thần kinh vùng bị thương, rồi di chuyển vào hệ thống thần kinh trung ương, tác động đến việc sản sinh axít amin glycine. Điều này gây ức chế đến hệ thần kinh trung ương dẫn đến hoạt động của các cơ bị cản trở, bị co cứng hay co thắt. Khởi đầu là co cứng cơ nhai, sau lan ra các cơ mặt, thân mình và tứ chi. Đặc trưng của bệnh này là đau co thắt cơ, thường ở hàm nên còn được gọi là Chứng Khít Hàm.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh uốn ván sẽ phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn Clostridium tetani có khả năng nhập vào cơ thể và số lượng độc tố có sẵn trong cơ thể, nhưng thường các trường hợp uốn ván đều nghiệm trọng và cần phải được tiến hành điều trị ngay lập tức.

Mức độ nguy hiểm của bệnh

Bệnh uốn ván không lây lan nhưng rất nguy hiểm đối với vật nuôi và con người mắc bệnh, trong đó có chú cún của bạn. Chó mắc bệnh có thể không sống được quá vài ngày sau khi phát bệnh, toàn thân bị co cứng và uốn vòng như tấm ván gỗ.

Triệu chứng

Thời kỳ ủ bệnh uốn ván thay đổi từ 3 đến 21 ngày. Những dấu hiệu lâm sàng thường được nhìn thấy trong vòng 5 đến 10 ngày nhiễm bệnh. Các triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi vi khuẩn đã xâm nhập vào vết thương và phát triển. Đầu tiên, các cơ bắp xung quanh vết thương bị nhiễm bệnh sẽ trở nên co cứng, chú chó trở nên cứng đờ và khập khiễng, dáng đi không bình thường, yếu đuối. Sau đó các triệu chứng có thể biến mất một cách tự nhiên nếu nhiễm trùng chỉ ở vùng nhỏ trên cơ thể, trong khi ở nhiều trường hợp khác, các triệu chứng có thể leo thang và phát triển thành bệnh uốn ván nếu các độc tố có thể được xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương.

Các triệu chứng liên quan đến bệnh uốn ván là:

Chẩn đoán bệnh

Việc chẩn đoán sẽ được thực hiện dựa trên bệnh sử của vết thương trên cơ thể chó, bao gồm những biểu hiện ngay từ ban đầu. Bạn sẽ cần cung cấp thông tin cho Bác Sĩ Thú Y về bất kỳ những chấn thương trước đó hoặc những chấn thương có thể dẫn đến nhiễm trùng mà chú chó của bạn mắc phải. Rât nhiều trường hợp nguyên nhân cũng có thể được tìm thấy trong những vết thương thủng sâu nhưng đã được chữa lành ở mặt ngoài da.

Sau khi tìm hiểu lịch sử những vết thương một cách chi tiết, bác sĩ thú y sẽ tiến hành những xét nghiệm đầy đủ để tìm cách chữa trị.

Phương phướng chẩn đoán bệnh thường sẽ dựa trên những dấu hiệu lâm sàng của bệnh uốn ván và các xét nghiệm đi kèm bao gồm xét nghiệm máu (CBC), xét nghiệm sinh hóa, và phân tích nước tiểu.

Phòng bệnh

– Khi chú chó của bạn bị thương, phải kiểm tra vết thương và xử lý chống nhiễm trùng bằng sát trùng cục bộ vết thương, sau đó phải để hở, hoặc mở rộng vết thương nhằm giết chết các vi khuẩn gây bệnh uốn ván .

– Tiêm phòng vaccine Uốn Ván ngay sau khi chúng bị vết thương bẩn, sâu và kín hoặc ngay sau khi bạn nghi ngờ chú chó của bạn có thể đã bị nhiễm vi khuẩn Clostridium tetani.

– Nếu các phẫu thuật cho chú chó của bạn không bảo đảm vô trùng tốt, nên để hở hoặc không băng bó vết thương.

– Cần có tư vấn của BSTY khi chó bị tai nạn, xử lý vết thương.

– Khi đã có dấu hiệu lên cơn Uốn Ván cần có BSTY điều trị bằng các biện pháp như: tiêm thuốc kháng sinh, thở máy thở Ôxy, an thần, truyền dịch…

– Đối với chó sơ sinh, cần sát trùng rốn của chúng bằng dung dịch cồn i-od 5%, dùng panh kẹp cầm máu rốn và không nên buộc chỉ để cầm máu rốn.

Ngoài ra chủ vật nuôi cũng nên chú ý quan sát và giữ gìn khi thả rông các chú cún để hạn chế những vết thương, vết cắn, vết bỏng, tai nạn… những chấn thương không đáng có trên cơ thể chúng.

Nguồn: nanapet.com

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version