Cách trị bọ hung hại rễ chè

Hiện nay, nhiều tỉnh đang mở rộng diện tích chè và thâm canh chè. Ngoài những sâu bệnh hại chủ yếu trên chè, đã xuất hiện loài bọ hung hại rễ chè rất nguy hiểm.

Cách trị bọ hung hại rễ chè - cach tri bo hung hai re che

Năm 2001 – 2002, ở Viện Nghiên cứu Chè trên diện tích một quả đồi 2,5 ha trồng các giống nhập nội và giống chọn lọc của Viện, bọ hung hại rễ đã làm chết 20%.

Bọ hung hại rễ chè, thời kỳ sâu non sống dưới đất ăn rễ chè, tuổi lớn ăn cả phần thân gỗ của rễ và thân ngầm dưới đất. Thời kỳ đầu gây hại không phát hiện được, chỉ đến khi cây chè đã biến mầu, hoặc chết thì mới phát hiện được, lúc đó phòng trừ thì đã muộn.

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Chè, bọ hung hại rễ chè có nhiều loài, chủ yếu là loài sâu trưởng thành có mầu cà phê và loài mầu đen nhẵn bóng. Sâu non sống dưới đất, càng lớn càng chui sâu xuống đất, có hai lần lột xác, lần lột xác thứ 2 sâu non chui lên gần mặt đất là thời kỳ phá hại nặng nhất, sau đó đến lúc sâu non hóa nhộng lại ngoi lên gần mặt đất.

Hàng năm, vào mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau là thời kỳ sâu non chui sâu nhất tới 30-35 cm. Đến mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, sâu lại chui lên gần mặt đất hại rễ chè. Theo chiều sâu của đất thì từ 0-10 cm, mật độ sâu non là 58,3%, từ 11-20 cm là 41,7%. Theo chiều ngang thì gần gốc có mật độ cao hơn xa gốc chè. Sâu non mầu trắng, đầu có mầu nâu vàng và bóng, khi nằm im thường xuyên cong hình chữ “C”. Bọ hung trưởng thành vũ hóa vào tháng 4, chúng bay ra vào ban đêm sau những cơn mưa đầu mùa, khi trời gần sáng chúng lại chui xuống đất.

Vào tháng 4,5 hàng năm, sau cơn mưa sâu trưởng thành bay ra, vào ban đêm, giao phối, đẻ trứng ở trong đất sâu 1-2 cm, trứng đẻ từng quả hoặc từng nhóm qủa, mầu trắng sau 2-3 tuần thì nở sâu non. Sâu non có kích thước khoảng 1-2,5 cm.

– Sau khi phát hiện bọ hung hại rễ chè, Viện Nghiên cứu chè tiến hành phòng trừ tổng hợp như sau:

+ Tiến hành làm cỏ toàn bộ diện tích bị bọ hung phá hại, xới sâu và lật đất để bắt sâu non và giết.

+ Sau đó tiến hành xử lý thuốc Vibasu 10H 40 kg/ha, Diaphos 10H 50 kg/ha và Furadan 3G 50 kg/ha. Cho kết quả tốt.

+ Phân hữu cơ bón cho chè không được độn mùn cưa, cỏ khô, bã mía.

+ Hàng năm sau những cơn mưa đầu mùa, bẫy đèn bắt bọ hung trưởng thành.

Nguồn: khoahocchonhanong.com.vn

Thảo luận cho bài: Cách trị bọ hung hại rễ chè

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *