Kỹ thuật đốn và chăm sóc chè qua đông

Hướng dẫn bà con kĩ thuật đốn chè qua đông nhằm nâng cao năng suất thu hái chè.

Kỹ thuật đốn và chăm sóc chè qua đông - che thai nguyen 843273

 

1. Thời vụ đốn chè: có thể tiến hành từ tháng 12 đến hết tháng 1 năm sau.

2. Kỹ thuật đốn chè kiến thiết cơ bản:

– Đốn tạo hình lần 1: Khi nương chè có 70% số cây đạt tiêu chuẩn cao 65 cm trở lên, đường kính gốc đạt 1,2 cm thì đốn tạo hình lần 1. Đốn thân chính cách mặt đất 25 cm, cành bên đốn cao 30 – 35 cm.

– Đốn tạo hình lần 2: Sau khi đốn tạo hình lần một được một năm thì tiến hành đốn tạo hình lần hai. Đốn thân chính cách mặt đất 30 – 35 cm, cành bên đốn cao 40 – 45 cm, chú ý tạo tán bằng.

3. Kỹ thuật đốn chè kinh doanh: có 4 hình thức đốn

– Đốn phớt: là hình thức đốn hàng năm. Sau thời kỳ kiến thiết cơ bản cây chè chuyển sang thời kỳ kinh doanh. Hai năm đầu mỗi năm đốn cao hơn vết đốn cũ 5 cm, từ năm thứ ba trở đi mỗi năm đốn cao hơn vết đốn cũ 3 cm. Khi tán chè cao 65 – 70 cm, mỗi năm đốn cao hơn vết đốn cũ 1 – 2 cm.

– Đốn lửng: Những nương chè đã đốn phớt nhiều năm: khi tán chè cao 90 cm trở lên, trên tán có nhiều cành tăm hương, lá nhỏ, búp nhỏ tiến hành đốn lửng. Đốn cách mặt đất 65 – 70 cm.

– Đốn đau: Những nương chè đã đốn lửng nhiều lần, cành có nhiều mấu, mật độ cành thưa, năng suất giảm thì tiến hành đốn đau. Đốn cách mặt đất 45 cm.

– Đốn trẻ lại: Chè đã đốn đau nhiều lần, trên tán có nhiều cành khô, năng suất giảm nghiêm trọng thì tiến hành đốn trẻ lại để thay toàn bộ khung tán của chè. Đốn cách mặt đất 15 – 20 cm. Đối với những nương chè cằn xấu cần cải tạo, tùy theo tình hình của nương chè mà áp dụng biện pháp đốn phớt xanh hoặc đốn sửa bằng.

Những nương chè có tán còn nhỏ, hoặc nương chè già có tầng tán thưa mỏng, nhiều cành tăm hương, lá có màu vàng nhạt, áp dụng kỹ thuật đốn sửa bằng.

* Kỹ thuật chăm sóc chè qua đông:

Để cây chè sinh trưởng tốt cho năng suất cao, trong thời gian cây chè nghỉ qua đông cần chú ý tập trung chăm sóc một số khâu chính sau đây: Sau khi đốn cần thu dọn thân và cành to ra bờ, vùi lấp cành tăm hương và lá chè theo hàng chè để tăng chất mùn (ép xanh). Những nương chè đến kỳ bón phân hữu cơ và phân lân thì kết hợp việc ép xanh với bón phân hữu cơ và phân lân cho chè. Đồng thời phun một lượt thuốc lên thân và cành tán chè để diệt sâu bệnh. Xới sạch cỏ trong gốc chè, cày và cuốc lật giữa hai hàng chè làm cho đất tơi xốp, hạn chế bốc hơi nước.

Nguồn: http://khuyennongbacgiang.com/

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật đốn và chăm sóc chè qua đông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *