Cây Nhãn

Nhãn cùng họ với cây vải, chôm chôm, là cây á nhiệt đối và nhiệt đới. Nhãn được trồng nhiều ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Cây Nhãn - cay nhan 479x500

 

1. Đặc điểm của cây nhãn

Nhãn là cây ăn quả được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, quả nhãn chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn tươi, sấy khô hay đóng hộp.

Cây nhãn có thể cao to từ 10 – l5m (nhãn Bắc). Còn ả trong Nam nhãn da bò có thể cao từ 6-7m (ố Vinh Châu, Sóc Trăng). Nhản lồng thường cao từ 3 – 4m. Ở Tiền Giang nhãn ra hoa từng chùm to, thường là hoa đực và hoa lưỡng tính. Trong đó, hoa nhãn có năm cánh, có màu trắng vàng. Gần đây với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới đã giúp cho một số giống nhãn ở Tiền Giang ra hoa cho quả 2 vụ/năm, nhất là giống nhãn lổng.

Về điều kiện ánh sáng nhãn là cây ưa nắng, vĩ vậy nếu bị rợp cây sẽ cho quả ít. Chỉ những cành nhận đáy đủ ánh nắng mới cho quả tốt.

Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt quanh năm. Tuy nhiên, nhãn thích nhất là đất cát, cát pha, đất cán và đất phù sa ven sông.

Một số giống nhãn quý có giá trị kinh tế rất cao. Quả nhãn có thể dùng ăn tươi, sấy khô hoặc chế biến thành những vị thuốc quý trong Đông y và những món ăn có tính chất đặc sản như chè long nhãn… Hoa nhẫn là nguồn cung cấp cho ong lấy mật có chất lượng cao. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng kinh tế của cây nhãn cần phải có những biện pháp chăm sóc thích hợp để nhãn cho năng suất cao và chất lượng tốt. Hàng năm cây nhãn cần một lượng dinh dưỡng khá lớn tập trung cho việc ra hoa và nuôi quả. Nếu không được bổ sung phân bón thường xuyên thì cây dễ bị kiệt sức năm sau sẽ cho quả kém hoặc không ra quả. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng hàng năm cho cây nhãn là rất cần thiết. Việc chăm bón cho cây cần dựa vào các cơ sồ sau:

– Tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây;

– Nhu cầu phân bón trong từng giai đoạn sinh trưởng;

– Mục đích sử dụng phân bón.

Cây nhãn một năm ra nhiều đợt lộc nhưng cây ra hoa cho quả chủ yếu trên cành ra lộc vào mùa thu năm trước (80%). Bên cạnh đó sổi cành xuân vừa ra lộc, vừa ra hoa ngay rất ít (20%) nếu nhãn ra nhiều lộc đông thì năm sau cây thường không ra hoa. Chính vi vậy, người trổng nhãn cần tác động kỹ thuật để cây ra nhiều lộc thu mói có cơ hội cho năng suất cao và hạn chế việc ra quả cách năm. Cần định ra các chế độ chám bón khác nhau đối với từng mức độ sinh trưởng của cây và tùy vào tuổi cầy.

2. Giá trị của quả nhãn

Cơm nhãn tươi có tới 12% đưòng, chỉ hơi chua vì có acid tartric. Do đó, nhãn được ưa chuộng nhất trong các loại quả cây. Nhãn ngon nhưng ăn nhiều sẽ thấy trong người nóng.

Vì long nhãn có nhiều đường nên những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhãn.

Theo Đông y nhãn vị ngọt, tính bình, không độc, đi vào hai kinh tâm, tỳ. Nó có tác dụng bổ tâm, tỳ, nuôi huyết, an thần, ích trí. Thường dùng long nhãn cho người ăn uống kém, mất ngủ, hồi hộp.

Nhãn có vị ngon ngọt nên trẻ em rất thích ăn. Tuy nhiên, cần chú ý chì bóc cơm nhãn cho trẻ em, không nên cho chúng ngậm cả quả vì hạt rất dễ lọt vào cổ họng. Nếu gặp trường hợp này cha mẹ không nên hốt hoảng. Hãy dốc ngược trẻ, vỗ mạnh vào vùng lưng trên (phía sau ngực).

Bên cạnh đó, cơm nhãn dùng cho trẻ em ăn rất tốt. Trước hết là cảm giác nhàn ngọt nên dễ ăn, nhân có tính bổ dưõng, kích thích ngon miệng và có tác dụng làm nhuận tràng. Với trẻ ngủ hay giật mình hãy cho ăn nhãn. Vái trẻ sắp mọc răng, cầm miếng cơm nhãn cho trẻ cắn. Nó cần cơm nhãn cho đõ ngứa nướu răng. Mặt khác, nhãn lại có tính an thần làm cho trẻ mọc răng không quấy khóc.

Nguồn: 2lua.vn

Thảo luận cho bài: Cây Nhãn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *