Nội dung chính
Chanh đào là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Các bộ phận trong cây chanh được dùng làm thuốc là quả, lá và rễ.
Theo y học cổ truyền, quả chanh có vị chua, tính bình có tác dụng sinh tân, kiện vị, hòa đàm chỉ khải (long đờm, cầm ho), khứ thử (chống nắng nóng). Lá chanh vị ngọt, tính ôn, có tác dụng hòa đàm chỉ khái, hành khí (làm thông hơi) khai vị. Rễ chanh vị đắng, tính ôn, có tác dụng chỉ khái, bình xuyên (cầm ho, hen), hành khí.
Hiện nay ở nước ta có khoảng 20 loại chanh khác nhau : chanh bốn mùa, chanh giấy, chanh đào, chanh Yên, chanh không hạt ….
Mỗi loại lại có đặc điểm và tính chất khác nhau trong đó quí nhất là 2 giống chanh đào và chanh yên.
Đặc biệt chanh đào khi được ngâm cùng mật ong và đường phèn là một bài thuốc chữa ho gió, tiêu đờm rất tốt mà lại an toàn cho trẻ em. Có lợi thế về đầu ra, chanh đào hiên đang được trồng phổ biến ở các vùng quê đem lại hiệu quả kinh tế cao thay thế cho cây lúa truyền thống.
Cây chanh đào là loại cho trái to và quanh năm với năng suất ổn định khoảng 3 tấn trái/1.000m2/năm. Với giá từ bán ổn định từ 10.000 đến 13.000 đồng/kg. Thu nhập hàng năm có thể lên tới vài trăm triệu đồng.
Cây giống chanh đào có đặc điểm : Cây ghép mắt chiều cao mắt ghép từ 50-70 cm, chiều cao gốc ghép 20 cm. đường kính bầu 15 cm. Cây giống khỏe mạnh không sâu bệnh