Chúng bộc lộ khả năng chống chịu tốt với axit, enzim trong mật, tụy và khả năng kết dính chặt với thành ruột.
Trong hơn 50 năm, kháng sinh đã được sử dụng định kỳ để ngăn chặn hoặc kiểm soát bệnh gia cầm, thúc đẩy tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Nhưng do sự xuất hiện của vi khuẩn kháng kháng sinh, châu Âu đã cấm sử dụng kháng sinh làm chất kích thích tăng trưởng cho chăn nuôi gia cầm, trong khi một số quốc gia, chẳng hạn như Mỹ, lại đang xem xét đưa ra một lệnh cấm.
Kết quả là, sự quan tâm về phát triển các giải pháp thay thế đang ngày càng gia tăng, chẳng hạn như các chế phẩm sinh học (probiotics) – được định nghĩa là thức ăn bổ sung vi sinh vật sống có ảnh hưởng có lợi đến một vật ký chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng đường ruột của nó.
Tuy nhiên, nhiều sản phẩm probiotic tiềm năng đã được bày bán trên thị trường mà chưa được nghiên cứu đầy đủ, làm phát sinh các vấn đề về hiệu quả.
Năm 2001, Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốcvà Tổ chức Y tế Thế giới đã ban hành hướng dẫn đánh giá các probiotic trong thực phẩm, khuyến cáo rằng tất cả các chủng probiotic tiềm năng đều cần phải được xác định một cách chính xác và phải được kiểm tra tính an toàn và hiệu quả.
Với lịch sử lâu dài về sử dụng dưới dạng là probiotic trong ngành công nghiệp thực phẩm, vi khuẩn Lactobacillus hiện được “công nhận là an toàn”.
Chúng thường được tìm thấy trong môi trường cũng như trong các hệ vi sinh vật thông thường trong đường tiêu hóa của động vật.
Trong nghiên cứu này, Y.W.
Ho và các đồng nghiệp tại trường Đại học Putra Malaysia và trường Đại học Teknologi MARA đã phân lập, xác định và đánh giá các chủng Lactobacillus từ ruột gà, nhằm lựa chọn ra các probiotics tiềm năng.
Trong số 42 chủng được phân lập, ba chủng Lactobacillus salivarius đã chứng minh được khả năng chịu đựng cao với các điều kiện về căng thẳng trong đường ruột và một khả năng tốt để gắn kết vào thành tế bào biểu mô ruột.
Các tác giả đề nghị rằng vẫn cần phải nghiên cứu thêm để đánh giá hiệu quả của các chủng này ở động vật ký chủ.
Nguồn: 2lua.vn