Ở Phần 1 của Chia sẻ cách trồng lan trên gốc cây lamnong.net đã cung cấp cho các bạn điều kiện để áp dụng cách trồng lan trên gốc cây. Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo này để hoàn thiện kỹ thuật trồng lan trên gốc cây nhé.
Chia sẻ cách trồng lan trên gốc cây (hình 1)
Bước 1: Chuẩn bị chậu và gốc ghép lan
Chậu phải phù hợp với chiều cao, đường kính của gốc cây dùng để ghép hoa lan. Gốc cây có thể dùng là cây vú sữa, cây nhãn, cây táo,…Nếu gốc cây không có dáng như mong muốn, ít cành nhánh, có thể cưa các cành nhỏ để ghép vào gốc lớn tạo dáng đẹp cho gốc. Để tạo lỗ thoát nước cho chậu, cần dùng một đoạn ống nước khoảng 20-25 cm luồng từ trong lòng chậu xuống đáy chậu.
Bước 2: Tạo lưới cho gốc cây chuẩn bị ghép hoa lan
Dùng kẽm tạo thành một vòng lưới xung quanh gốc cây ghép lan và cố định vào chậu bằng vữa (gồm xi măng và cát). Vòng lưới có các khung dùng để đặt hoa lan vào.
Bước 3: Ghép hoa lan vào gốc cây
Chia sẻ cách trồng lan trên gốc cây (hình 2)
Cách trồng lan trên gốc cây yêu cầu hoa lan trước khi ghép vào gốc, cần được bó bằng xơ dừa dạng miếng lớn, để tạo độ ẩm cho cây, dễ bám rễ và phát triển.
Đặt hoa lan vào các khung theo bố cục vị trí theo ý thích. Để tạo một chậu hoa lan nhiều màu, nên xen kẽ các màu. Cố định hoa lan bằng cách dùng kẽm cột chặt vào các cành nhánh của gốc ghép lan và khung lưới sắt.
Thực hiện tương tự theo vòng tròn từ trên xuống dưới cho đến hết gốc cây.
Bước 4: Chỉnh sửa chậu hoa lan ghép gốc cây
Cắt tỉa cành lá, sửa lại vị trí các vòi hoa lan chưa vừa ý.
Chăm sóc
Chia sẻ cách trồng lan trên gốc cây (hình 3)
Một trong những đặc điểm sinh học của lan là loài cây khó tính ở chỗ lan có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Nếu lan bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan. Để phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:
Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm “2 ướt 1 khô” trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ làm mát cây, ướt rễ và dự trữ.
Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (úa vàng) ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.
Không nên dùng NPK- loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ lan để giữ ẩm.
Nguồn: sưu tầm