Có thể nói phong lan là một loài hoa được giới sành chơi hoa ưa chuộng. Phong lan có vẻ đẹp mê hoặc và vô cùng quý phái nên giá cả cho “dân chơi” loại hoa này không hề rẻ một chút nào. Thời điểm tháng chạp chính là thời kỳ chuyển giao giai đoạn phát triển của cây lan, đặc biệt là những loại lan như Long Tu, Giáng Hương, Ngọc Điểm,… ra hoa vào dịp tết âm lịch. Vậy bạn đã biết cách chăm sóc hoa phong lan vào mùa đông như thế nào chưa? Hãy tham khảo bài viết sau nhé!
Để thiết kế vườn hoa ban công đẹp lôi cuốn, đừng bỏ qua loài phong lan: nữ hoàng của các loài hoa với hương sắc tuyệt vời, kể cả trong mùa đông giá lạnh. Chỉ cần bạn chú ý đến những điểm sau đây:
Nội dung chính
Ánh sáng
Cách chăm sóc hoa lan đơn giản nhưng cần sự tỉ mỉ của chủ nhân. Bạn có thể nhận ra những điều thay đổi của chúng để biết được nhu cầu và chăm sóc tốt hơn. Phong lan là loài hoa ưa bóng mát, ánh nắng chỉ cần ở mức độ vừa phải vì vậy tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, kể cả là trong điều kiện thời tiết mùa đông. Tuy nhiên cũng cần cung cấp đủ ánh sáng để cây có thể ra hoa được nhiều đợt.
Nhiệt độ
Với thời tiết rét đậm rét hại như thời gian vừa qua, những chậu lan được đầu tư không ít tiền bỗng dưng chết là điều dễ xảy ra đối với những người mới vào nghề, ít kiến thức về cách chăm sóc hoa. Hoa lan có rất nhiều loại và khả năng chịu được nhiệt độ của chúng cũng khác nhau. Những loại lan có thể thích nghi với nhiệt độ thấp dưới 15 độ C như: Lan Hài, Hoàng hậu, Trúc lan, lan Hoàng thảo,… Những loại khó tính hơn chỉ phát triển được trong điều kiện ấm áp từ 17 – 25 độ C như: Hồ Điệp, Ngọc Điểm,… Với những loại này cần chú ý chăm sóc bởi với điều kiện lạnh, có gió to và sương muối chúng rất dễ chết. Những hiên tượng xảy ra như: lá sẽ xuất hiện các vết đốm, lan dần ra làm chết cây. Nếu thời tiết quá lạnh có thể xảy ra hiện tượng nhựa cây đông đặc, lá rụng, cây thối nẫu. Với những ngày này bạn cần dùng chăn, vải mềm che phủ cây lan hoặc phải dùng đèn để sưởi ấm. Bạn phải cẩn trọng tỉ mỉ hơn bao giờ hết, phải bỏ công ra thì mới có thành quả đúng không nào?
Chăm sóc rễ cây
Cách chăm sóc hoa cơ bản mà bạn cần nắm được chính là chăm sóc rễ cây. Hiện nay có nhiều phương pháp trồng hoa lan trên ban công. Có thể kể đến như: trồng trong chậu, trồng thành băng xơ dừa, trồng trên thân cây khác. Mỗi cách trồng đều có ưu điểm riêng và bộ rễ cần được chăm sóc tốt để chúng có thể phát triển mạnh mẽ.
Rễ lan nói riêng và rễ thực vật nói chung rất quan trọng bởi chức năng hút chất dinh dưỡng, hút nước để nuôi cây. Nó còn có tác dụng giúp cây bám chắc chắn vào đất, chậu. Do đó nếu bạn nắm được cách chăm sóc hoa khiến rễ nhiều, tốt thì cây lan sẽ phát triển nhanh và ra nhiều hoa. Ngược lại rễ còi cọc sẽ khiến cây còi, khó ra hoa và dễ chết.
Đối với những giỏ lan bình thường, khi chăm sóc rễ cây vào mùa đông bạn chỉ cần tưới nước đều. Có thể dùng thêm phân loãng bón cho cây để kích thích rễ phát triển thêm. Trường hợp rễ còi, ít rễ thì bón thêm nhiều phân hơn. Lưu ý không nên bón quá nhiều và khi bón cần được pha loãng với nước. Rễ lan vào mùa đông cần được giữ ẩm. Khi thời tiết hanh khô cần tưới nước để rễ luôn ẩm, cũng không nên tưới quá nhiều vì khi đó rễ sẽ bị mềm nhũn, thối rễ do ngậm nước. Nếu cây của bạn mới trồng, đang còn ít rễ thì lưu ý là tưới rất ít nước để không làm hỏng rễ non. Thời điểm cây chuẩn bị ra hoa hoặc đã ra hoa lưu ý tưới nhiều nước hơn một chút do nhu cầu cần bổ sung nước để nuôi hoa. Theo kinh nghiệm của những người chơi lâu năm, bạn có thể phun nước gạo mới vo, nước ngâm ốc,… để hả mùi. Ngoài ra, nếu đất trồng đủ dinh dưỡng thì bạn có thể tưới nước sạch là cây có thể phát triển tươi tốt.
Thú vui chơi hoa lan cũng giống như việc bạn chăm sóc một thú cưng khó tính. Tuy bỏ ra nhiều công nhưng kết quả thu được cũng khiến người trồng vui sướng. Cách chăm sóc hoa lan mà chúng tôi vừa chia sẻ chắc chắn sẽ đem lại cho bạn một số kinh nghiệm để chăm sóc chúng vào mùa đông. Chúc các bạn có những giỏ lan quý, đẹp để chơi trong dịp tết! Xin cảm ơn!