Không lo ô nhiễm môi trường nhờ nuôi Gà trên nền đệm lót sinh học

Huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) có nguồn phụ phẩm nông nghiệp rất dồi dào, đất đai, khí hậu, thời tiết rất thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm không chỉ là nguồn thu nhập chính của nông dân mà còn là nguồn thu hút lao động nhàn rỗi ở nông thôn hiện nay.

Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi nếu không được xử lý tốt chất thải từ vật nuôi sẽ dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường.

Do vậy mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học được TT Khuyến nông chuyển giao cho các địa phương trong những năm gần đây đã được nhiều nông hộ tích cực hưởng ứng. Trên địa bàn xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây thì hộ chăn nuôi của ông Huỳnh Văn Khởi là một điển hình.

Không lo ô nhiễm môi trường nhờ nuôi Gà trên nền đệm lót sinh học - nuoi ga dlsh

Trước đây Ông Khởi (còn gọi là Chín Khởi) cũng từng nghĩ đến việc chăn nuôi gia súc, gia cầm để cải thiện kinh tế gia đình, nhưng chưa làm vì ngại mùi hôi chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh. Đến tháng 7/2015, ông được tham gia lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học của TT Khuyến nông TG tổ chức tại xã, đã tạo điều kiện cho ông thực hiện ý định ấp ủ từ lâu.

Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông, để nuôi 2.000 con gà thịt, ông sử dụng 1.200 kg trấu và mùn cưa, 48 kg cám và 6 kg men Balasa để làm đệm lót sinh học với diện tích 220 m2.

Sau khi thả gà giống, ông theo dõi và rất yên tâm khi đứng cách khu vực nuôi vài mét không hề nhận thấy mùi hôi của phân gà. Khi gà được gần 2 tháng tuổi, ông cho thả gà ra ngoài khu vườn trống có rào chắn an toàn, việc làm này giúp cho thịt gà thêm săn chắc và tăng sức đề kháng.

Sau gần 3 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng từ 1,5kg – 1,7kg/1 con, ông cho xuất chuồng. Kết quả, trừ đi chi phí thức ăn, thuốc thú y cho gà, ông có lợi nhuận trên 40 triệu đồng.

Ông Khởi cho biết: “Chi phí cho việc làm 220 m2 đệm lót sinh học thấp, chỉ mất 1,5 triệu đồng, nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Sản phẩm men vi sinh Balasa NO1 đã giúp phân hủy, giảm mùi hôi thối và khí độc của đàn gà, tạo môi trường trong lành cho vật nuôi phát triển tốt. Qua đó, giảm tỉ lệ mắc các loại bệnh, đàn gà tăng trọng nhanh, tỉ lệ nuôi sống đạt cao”. Và ông nhấn mạnh thêm: “Điều quan trọng nhất là giờ đây tôi có thể yên tâm chăn nuôi theo cách này mà không lo hàng xóm phiền hà”.

Sau thời gian nuôi thực tế cộng thêm tham khảo qua sách, báo, đài, ông Chín Khởi tích lũy dần thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong phòng trị bệnh và ứng dụng thành thạo mô hình đệm lót sinh học.

Nguồn: Sở NN&PTNT Tiền Giang

Thảo luận cho bài: Không lo ô nhiễm môi trường nhờ nuôi Gà trên nền đệm lót sinh học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *