Kĩ thuật nuôi tôm sú với cá điêu hồng

Thoạt nghe chuyện có vẽ khó tin: một loài thủy sản được lai tạo trong môi trường nước ngọt như cá điêu hồng có thể chung sống với con tôm trong môi trường độ mặn 30‰ .

Kĩ thuật nuôi tôm sú với cá điêu hồng - ki thuat nuoi tom su voi ca dieu hong 500x333

Trung tâm khuyến ngư và Sở khoa học côngnghệ tỉnh Bạc Liêu thực nghiệ đề tài “Ứng dụng mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi đơn tính trong môi trường có độ mặn thấp” thực hiện trên diện tích sản xuất của ông Cao Thiện Chiếu – 64 tuổi, ở ấp Châu Phú, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Vĩnh Lợi – vừa thu hoạch vụ nuôi đầu tiên.

Cá điêu hồng sống ở độ mặn… 30‰

Từ ý tưởng thực hiện một mô hình nuôi tôm bền vững theo qui trình nuôi khép kín, lọc sinh học, thoạt đầu trong đề tài khoa học của mình, kỹ sư Tiền hải Lý (phó giám đốc trung tâm Khuyến ngư Bạc Liêu) chọn vật nuôi kết hợp là cá rô phi đơn tính. Đon giản vì đây là dòng cá có chu kỳ sinh trưởng phù hợp với con tôm, cấu trúc ruột dài, có tập quán ăn thiên về mùn bã hữu cơ, tận dụng được thức ăn thừa của tôm; phân cá thải ra có thể gây nuôi được một số loài tảo có lợi cho môi trường sinh trưởng của con tôm. Thế rồi vào giờ chót, ghi nhận những thông tin mới nhất từ hội thảo khoa học ở An Giang, về chương trình xuất khẩu ca rô phi, cá điêu hồng được “chọn mặt gởi vàng”. Bởi lẽ ngoài những ưu điểm chung của dòng cá rô phi đơn tính, loại cá này còn có khả năng chịu mặn tốt, lại là vật nuôi mới, được thị trường ưu chuộng.

Nghĩ là làm. Tháng 2-2003 thông qua các đồng nghiệp ở Trà Vinh, 8000 con cá điêu hồng được kỹ sư Lý mang về Bạc Liêu. Số cá giống này được đưa vào một ao nước ngọt rộng 30 m vuông, pha nước mặn với nồng độ 5‰. Nồng độ mặn được nâng dần theo thời gian với sự giám sát kỹ thuật chặt chẽ. Cứ thế, khi thích nghi với độ mặn 15‰ cá được chuyển ra ao rộng 800 m vuông thuần hóa tiếp. Sau hai tháng chăm sóc độ mặn đạt mức 25‰ cá điêu hồng được chuyển qua ao lắng rộng 6000m vuông và ao nuôi tôm.Ngoài hai ao chuyên tôm đối chứng, một ao rộng 6000 m vuông được bao lưới cước 500 m vuông ở giữa để thả cá. Từ đây, loại thủy sản nước ngọt này bắt đầu thời kỳ cộng sinh đúng nghĩa với con tôm ở môi trường nước có độ mặn 20-30‰…

“Ban đầu mình nghĩ khó khăn lắm” anh cán bộ khuyến ngư có thâm niên hơn 10 năm gắn bó với nghề Tiền Hải Lý thừa nhận. Vì lẽ cá rô phi đỏ có thể thích nghi với môi trường độ mặn cao như thế là điều chưa từng xảy ra. Nhưng chuyện khó tin đã thành hiện thực. Đến nổi chính anh cũng ngạc nhiên: “Đầu tiên mình dự định nuôi vào mùa mưa vì nghĩ rằng cá điêu hồng đơn tính không chịu nổi môi trường độ mặn 30 ‰. Đến bây giờ, thành công! Cá điêu hồng không chỉ sống được mà còn tăng trọng nhanh, thịt chắc, ngon hơn…”.

Hướng tới mô hình nuôi tôm bền vững

Ý tưởng về đề tài “Ứng dụng mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi đơn tính trong môi trường có độ mặn thấp” được kỹ sư Tiền Hải Lý ấp ủ từ hai năm trước, khi anh có dịp tháp tùng đoàn cán bộ tỉnh Bạc Liêu tham quan các mô hìnhnuôit ôm ở Thái Lan. Đề tài này được xây dựng bằng thâm niên nhiều năm gắn bó với đồng đất Bạc Liêu của người chủ nhiệm và kế thừa thành tựu khoa học của các đồng nghiệp trong và ngoài nước , tiêu biểu là tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm bền vững: sử dụng chế phẩm sinh học, ao lắng và công nghệ “nước xanh” thuộc chương trình thử nghiệm phương pháp xử lý sinh học trong nuôi trồng thủy sản tại Philippines.

Mô hình càng trở nên cấp thiết trước xu hướng rủi ro ngày một cao của nghề nuôi tôm, nhất là trong điều kiện thủy văn, khí hậu đặc thù của Bạc Liêu: độ mặn dao động rất lớn giữa hai mùa mưa – nắng, tôm nuôi dễ bị sốc và chết hàng loạt. Ông chủ nhiệm đề tài lý giải: “Cá rô phi đơn tính là đối tượng xuất khẩu và là loài cá sử dụng rất tốt mùn bã hữu cơ có trong môi trường nước. Mặt khác, mô hình này hạn chế sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi để tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra sản phẩm an toàn cho tiêu dùng và xuất khẩu.” Cũng theo kỹ sư Lý, đây là mô hình sản xuất theo qui trình khép kín, đảm bảo an toàn cho con tôm trong điều kiện vùng nuôi bị dịch bệnh…

Có mặt tại mô hình trình diễn vào thời điểm thu hoạch, chúng tôi nhận thấy những ý tưởng của đề tài đã trở thành hiện thực. Khi rút cạn nước, đáy ao nuôi tôm kết hợp với cá khá sạch, hầu như không có rong và tạp chất; trong khi ở ao đối chứng bên cạnh rong tấp vào thành ao thành từng giề đem sẫm, thoảng mùi hôi.

Anh Cao Thiện Tùng (32 tuổi con trai út của ông Chiếu) vừa thả mớ cá điêu hồng vào ao lắng, vừa giải thích: “Ao chuyên tôm phải xài thuốc xử lý đáy ao vẫn không sạch. Nuôi thêm cá mình đở tốn chi phí xử lý nước, môi trường được cải tạo tự nhiên, đáy ao sạch lại giảm chi phí khoảng 10%”. Dưới góc độ cơ quan chủ quản, ông Phan Duy Tuyên – giám đốc Sở Khoa học – công nghệ tỉnh Bạc Liêu nhận định: “Trên thế gới mô hình này không phải là mới. Ở VN cũng có một hai nơi áp dụng rồi. Riêng địa bàn tỉnh Bạc Liêu phải nói đây là lần đầu tiên thực hiện và thành công”.

Một ưu điểm khác không thể không đề cập của mô hình trên là khả năng tận dụng diện tích mặt nước ao lắng trong mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Dành đất thiết kế ap lắng, lọc nước là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với qui mô nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp. Dù vậy, thuyết phục nông dân “bỏ không” vài trăm mét vuông là chuyện …. khá đâu đầu. Thế nhưng, với thao tác đưa thêm một vật nuôi có giá trị kinh tế như cá điêu hồng vào đây, mọi chuyện có vẻ đơn giản. Nó không chỉ “dọn” sạch ôi trường ao lắng mà còn là một nguồn thu phụ đáng kể.

Theo kế hoạch mô hình nuôi tôm sú kết hợp cá điêu hồng cần thêm hai vụ nuôi trong môi trường độ mặn thấp (dưới 15‰) mới có đủ dữ liệu cho những kết luận khoa học làm cơ sở để nhân rộng. Tuy nhiên, từ thành công của vụ nuôi đầu tiên trong môi trường độ mặn cao hơn, mọi chuyện  có vẻ đã ngã ngũ.

Nguồn: vietlinh.vn

Thảo luận cho bài: Kĩ thuật nuôi tôm sú với cá điêu hồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *