Nội dung chính
Đầu mùa mưa khi hom đủ tuổi tiến hành trồng, đào 1 hố giữa mô đất, đặt hom nghiêng 450- 600, hướng ngọn tiêu về phía cây nọc lấp đất, ém chặt gốc tưới nước nhẹ đủ ẩm.
1. Chuẩn bị đất
Đất phẳng dọn sạch tàn dư thực vật, độ dốc < 8%, cày sâu 25-30 cm, phơi đất trong 1 tháng, xử lý đất bằng Basudin hoặc Furadan 20-30 kg/ha.
Đào mương thoát nước và cắm cọc xác định vị trí.
2. Kỹ thuật trồng
2.1 Thời vụ trồng: Thời vụ trồng thích hợp từ tháng 5DL đến tháng 8 DL.
2.2 Mật độ và khoảng cách:
2 x 2m ® 2.500 cây/ha.
2 x 2,5m ® 2.000 cây/ha.
2,5 x 2,5m ® 1.600 cây/ha.
3 x 3m ® 1.100 cây/ha.
Mật độ, khoảng cách còn phụ thuộc vào đất trồng, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dầy …
2.3 Cách trồng
2.3.1 Chuẩn bị cây nọc
2.3.1.1 Cây nọc sống: Phải trồng trước 1 năm.
Cây vông, lồng mứt, gạo, cóc rừng, mít, dừa, cau …
Ưu điểm: Rẻ tiền, dễ kiếm, che bóng giai đoạn đầu, giữ ẩm trong mùa khô.
Nhược điểm: Cạnh tranh ánh sáng, nước, dinh dưỡng với tiêu làm hạn chế năng suất. Tốn công tạo tỉa tán cho cây nọc, dễ phát sinh bệnh trong mùa mưa.
– Khó chủ động trong việc trồng và mở rộng qui mô canh tác.
– Đối với 1 số cây nọc to, phân cành ngang làm giảm mật độ tiêu.
2.3.1.2 Cây nọc chết
– Không cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng, tăng mật độ, ít nhiễm bệnh.
– Vốn đầu tư cao, phải che nắng giai đoạn trồng mới và mùa khô.
* Nọc bằng cây chịu mưa, nắng, không bị mối ăn (cây anh đào, cà chắc, cà đuối…).
* Nọc xây bằng gạch hoặc bằng đá:
Có hình tròn hoặc hình trụ, xây tùy kích thước nhưng phổ biến có chiều cao 3-3,5 m, đường kính đáy 1-1,2m, đường kính ngọn 0,7-0,8m. Ngoài ra còn có nọc: trụ xi măng, nọc hàng rào.
2.3.2 Cách trồng
– Đào hố kính thước 50 x 50 x50cm hoặc xẻ rãnh quanh nọc xây 30-40cm, đào cách chân nọc 20-30cm.
– Bón lót 1 hố 10-20kg phân chuồng ủ hoai + 0,3-0,5kg super lân + 0,5kg vôi bột trộn đều với đất ủ thành mô đất hơi vun lên trong hố trước khi trồng 15-20 ngày.
Đầu mùa mưa khi hom đủ tuổi tiến hành trồng, đào 1 hố giữa mô đất, đặt hom nghiêng 450- 600, hướng ngọn tiêu về phía cây nọc lấp đất, ém chặt gốc tưới nước nhẹ đủ ẩm (chú ý không trồng sâu dưới mặt đất). Nên trồng theo hướng đông, với nọc chết đặt bầu gần hơn nọc sống. Với nọc xây nên đặt cây nọ cách cây kia 30cm. Sau khi trồng phải che nắng cho cây con 1 thời gian.
3. Bón phân và kỹ thuật bón phân
3.1 Phân bón:
3.1.1 Phân hữu cơ: Trong phân có đầy đủ khoáng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây sử dụng, nếu không có phân hữu cơ, cần phải bổ sung phân vi lượng. Có thể thay thế phân hữu cơ bằng phân hữu cơ vi sinh với lượng 2 tấn/ha/năm.
3.1.2 Phân vô cơ
– Đạm: giúp tiêu sinh trưởng phát triển tốt, nhiều chồi, ra nhiều hoa, kích thước trái to. Thiếu đạm lá vàng cây cằn cỗi. Dư đạm lá nhiều, dễ nhiễm bệnh, ít trái.
– Lân: giúp bộ rễ phát triển tốt, hút được nhiều chất dinh dưỡng, chịu hạn tốt. Thiếu lân cây cằn cỗi ít đậu trái. Lân cần trong giai đoạn cây con và đầu thời kỳ ra hoa.
– Kali: Giúp cây cứng chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thường, tăng phẩm chất hạt. Thiếu kali cây khó hấp thu đạm, rụng hoa, cây cần kali trong giai đoạn cây non, hạt vào chắc và chín.
– Magiê (Mg): Cây rất cần Mg do đó phải bổ sung thêm Mg bằng cách tưới Sunfat Mg 1% (1-2 lít/gốc) hoặc phun phân vi lượng qua lá.
– Vôi: Rất cần cho cây tiêu sử dụng, phòng chống bệnh… Hai năm bón thêm 0,5-1kg vôi cho 1 cây. Với trụ xây phải bón nhiều hơn. Định kỳ 2-3 tháng xịt phân bón lá 1 lần.
3.2 Lượng phân bón (kg/ha/năm): Tính mật độ: 2000 cây/1ha.
3.3 Thời kì bón
* Khi tiêu còn nhỏ pha nước tưới 1-2 tháng/1 lần.
* Khi tiêu lớn chia làm 5 lần bón:
– Sau thu hoạch bón toàn bộ phân hữu cơ + toàn bộ phân lân theo rãnh, hoặc hốc rồi lấp phân lại.
– Tháng 4: Hoà tan 100 kg Urê + 70 kg Lân + 40 kg Kali
– Tháng 6: Hoà tan 90 kg Urê + 80 kg Lân + 40 kg Kali
– Tháng 8: Hoà tan 80 kg urê + 100 kg Lân + 50 kg Kali
– Tháng 10-11: Hoà tan 70 kg Urê + 90 kg Lân + 80 kg Kali
– Khi đã tượng trái: Hoà tan 60 kg urê + 60 kg Lân + 40 kg Kali
3.4 Tưới nước kết hợp với bón phân vô cơ qua đường ống:
Mỗi lần bón hoà tan hoàn toàn lượng phân trong bồn, mở hệ thống tưới tiết kiệm nước, phân theo hệ thống đi đến từng gốc cây.
Các ưu điểm của phương pháp tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống:
+Tiết kiệm lượng nước tưới
+Tiết kiệm dầu tưới
+Tiết kiệm công tưới
+Tiết kiệm công làm bồn
+Tăng hiệu quả của việc bón phân
+Tăng năng suất và chất lượng trái
– Tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng nông hộ có thể lấp đặt hệ thống tưới nước kết hợp bón phân qua đường ống theo một số mô hình.
Nguồn: 2lua.vn