Kiểm soát và điều chỉnh độ mặn

Độ mặn được tính bằng g/L hay là phần ngàn (ppt), trong đó chủ yếu là muối NaCl, còn lại là muối magiê, canxi, kali sulfat và bicarbonat.

Mỗi loại tôm có yêu cầu về độ mặn khác nhau và thay đổi tuỳ theo từng thời điểm trong chu trình sinh sống.

Tôm có thể thích ứng với điều kiện độ mặn môi trường thay đổi từ từ.

Độ mặn cao hơn 35 phần ngàn sẽ làm màu nước đậm khó điều chỉnh.

Kiểm soát và điều chỉnh độ mặn - kiem soat va dieu chinh do man 500x367

Tôm sú:

Tôm sú có thể chịu được độ mặn từ 3-45 phần ngàn, độ mặn tốt nhất cho tôm sú là 15-20 phần ngàn. Biến động trong ngày không quá 5ppt.

Nếu độ mặn thấp hơn 5 phần ngànnên bổ sung vitamin, khoáng chất, C vào thức ăn cho tôm, nhất là khi tôm đã trên 45 ngày tuổi.

Nếu độ mặn cao hơn 35 phần ngàn, tôm sẽ ăn giảm ăn, ngưng ăn nên chậm lớn.

Tôm sú giai đoạn ấu trùng (gồm Zoea, Mysis), tôm bột (Postlarvae), tôm giống (Juvenile) và tôm trưởng thành có tập tính sống vùng nước có độ mặn thay đổi rộng.

Tôm thẻ chân trắng:

Tôm thẻ chân trắng có thể chịu được độ mặn từ 2-40 phần ngàn, độ mặn tốt nhất là 10-25 phần ngàn.

Nước biển:

Nước biển có độ mặn khoảng 31-38 g/L. Độ mặn thay đổi tùy theo vùng biển, độ sâu, nhiệt độ.

Tỉ trọng của nước biển trên bề mặt là 1,020-1,029. pH có giá trị khoảng 7,7-8,4.

Thành phần hóa học của nước biển:

Nguồn: Wikipedia

Thảo luận cho bài: Kiểm soát và điều chỉnh độ mặn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *