Lợn rừng lai nhanh nhẹn, chân dài và nhỏ, mõm dài, răng nanh phát triển, thịt nhiều nạc. Khi trưởng thành, con đực nặng 50 – 70 kg, con cái nặng 30 – 40 kg.
Mỗi ngày cho lợn rừng lai ăn 2 lần vào sáng và chiều. Một con lợn rừng lai trưởng thành tiêu thụ khoảng 2 – 3 kg thức ăn các loại/ngày
Lợn rừng lai có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Sau đây là một vài kinh nghiệm nuôi lợn rừng lai:
* Đặc điểm và chọn giống:
– Lợn rừng lai nhanh nhẹn, chân dài và nhỏ, mõm dài, răng nanh phát triển, thịt nhiều nạc. Khi trưởng thành, con đực nặng 50 – 70 kg, con cái nặng 30 – 40 kg.
– Để có đàn lợn rừng lai tốt cần chọn những con giống có đầu thanh, ngực sâu, mình nở, nhanh nhẹn, lông mịn, bốn chân chắc khỏe…
* Chuồng trại:
– Chọn chỗ đất cao, có thể trồng cây và có nguồn nước sạch để nuôi lợn rừng lai. Nuôi nhốt trong chuồng hoặc thả rông, có rào chắn xung quanh. Khu chuồng trại cần cách xa khu dân cư và đường giao thông. Vây lưới thép B40 thành các chuồng nuôi tự nhiên, có móng kiên cố.
– Chuồng nuôi rộng từ 50 – 100 m2, con đực giống phải nuôi riêng chuồng rộng từ 5 – 10 m2. Chuồng phải có mái che, cao trên 2,5 m, thông thoáng, sạch sẽ.
* Nuôi dưỡng:
– Cho lợn rừng lai ăn đúng giờ, ngày 2 bữa sáng và chiều. Thức ăn thường là cỏ, cây và thức ăn tinh (ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây), muối khoáng (tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm…).
– Không nên cho lợn rừng lai ăn thức ăn giàu dinh dưỡng sẽ làm cho thịt lợn không còn là thịt lợn rừng và lợn có thể mắc bệnh tiêu chảy.
– Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, rửa máng ăn, máng uống.
Khu đất nuôi lợn rừng lai cần rộng rãi, có rào lưới chắc chắn thường sử dụng lưới B40
* Phòng bệnh:
– Lợn rừng lai thường gặp một số bệnh như: dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng… Do đó, cần tiêm phòng và định kỳ tẩy giun sán…
Nguồn: Sưu tầm