Khi cây dưa vươn cao 30-35cm thì cắm cọc làm giàn hình chữ A, cố gắng làm luống theo hướng Đông – Tây để cây dưa lê được chiếu nắng từ sáng đến chiều vì cây da lê rất ưa ánh sáng để tạo quả.
Ở vùng châu thổ sông Hồng, cây da lê vẫn là cây mang lại hiệu quả kinh tế trên những diện tích đất màu. So với trồng lúa đạt năng suất 250kg/sào/vụ thì dưa lê cho hiệu quả gấp từ 5 đến 10 lần tùy theo cách chăm bón.
Thời tiết năm nay nhuận 2 tháng 4 Âm lịch cho phép kéo dài thời vụ trồng dưa lê tới giữa tháng 4 Dơng lịch và sẽ thu hoạch từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6. Vụ xuân này có mưa nhiều, phần lớn bà con nông dân gieo ươm cây dưa lê trong túi bầu để khi trồng đảm bảo mật độ cây sống cao. Túi bầu có kích thước 7x10cm, đáy đục 6-8 lỗ thoát nước, đất bầu gồm khoảng 0,7kg đất mặt tốt và 0,2kg phân chuồng hoai mục. Mỗi bầu gieo 1-2 hạt dưa, chú ý cắm đầu nhọn của hạt xuống vì từ đó sẽ phát rễ nảy mầm. Các túi bầu được tập trung để chăm sóc và khi cây có 1-2 lá thật thì đem trồng.
Đất trồng dưa lê tốt nhất là đất thịt nhẹ pha cát, mầu mỡ, cao, dễ thoát nước khi có mưa. Bón lót cho 1 sào Bắc Bộ 1-1,5 tấn phân chuồng tốt, 500kg vôi, 10kg supe lân và 3kg kali. Cày bừa thật kỹ và lên luống cao 25-30cm, rộng 150-180cm, ở giữa mặt luống cuốc một hàng các hố để trồng, hố cách nhau 100cm, mỗi hố trồng 3-4 cây dưa, khi cây lớn thì hướng cho cây bò ra 4 phía.
Trường hợp trồng dưa lê có giàn thì làm luống cũng cao như trên, song bề mặt rộng 120-150cm, trên mặt luống cuốc 2 hàng các hố, cách nhau 70cm, hố cách nhau 35cm, mỗi hố trồng 1 cây. Khi cây dưa vươn cao 30-35cm thì cắm cọc làm giàn, mỗi cây dưa cắm 2 cọc và tạo thành hình chữ A với hàng cọc đối diện trên mặt luống, buộc cây dưa lê cho leo lên giàn.
Chú ý: Cả 2 trường hợp nói trên đều cố gắng làm luống theo hướng Đông – Tây để cây dưa lê được chiếu nắng từ sáng đến chiều vì cây da lê rất ưa ánh sáng để tạo quả.
Cây dưa lê cần được bón thúc 2-3 lần và phải luôn sạch cỏ dại, các rãnh giữa các luống cần luôn nạo vét để thoát nước mưa. Khi cây dưa có 2-4 lá thật thì bón thúc lần thứ nhất 2kg urê + 2kg clorua kali cho 1 sào Bắc Bộ đồng thời xáo và vun gốc cho dưa. Sau đó 40-45 ngày thì bón thúc lần 2 với liều lượng phân như lần thứ nhất, làm cỏ và vun gốc. Sau đó tiến hành bấm ngọn, tạo nhánh, đây là khâu kỹ thuật rất quan trọng nhằm tăng năng suất quả dựa vào đặc điểm sinh học của cây dưa.
Sau khi trồng hơn 2 tháng, lúc da lê bắt đầu có lứa hoa đầu thì bón thúc lần thứ 3 với loại và lượng phân bón như urê 3kg/sào, kali 2,5kg/sào. Ngoài ra có thể tưới thêm nước phân chuồng ngâm kỹ, pha loãng 1:10. Tiếp tục diệt cỏ dại, vun gốc và diệt trừ sâu bệnh. Đối với các loại côn trùng hại thì nên bắt bằng tay.
Với nhện đỏ thì phun thuốc Selecron 500ND pha 0,1% hoặc Ortus 5SC pha 0,1%. Nhổ bỏ các cây bị chết do bệnh và rắc vôi vào gốc. Nếu bệnh mốc sương, đốm lá phát triển thì phun thuốc Ridomil MZ 72WP pha 0,1% hoặc Zineb 80WP pha 0,5%. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc nhất là khi quả dưa đã lớn và trước khi thu hái quả 15-20 ngày tuyệt đối không phun thuốc.
Cây dưa lê cũng giống như các loài trong họ bầu bí là đều ra hoa đực và hoa cái, song ở dưa lê thì hoa cái có cả nhị đực cho nên khả năng thụ phấn khá cao, tỷ lệ đậu quả nhiều. Ngoài ra, một số đặc tính sinh học nữa của dưa lê cần quan tâm là hoa cái ra ngay ở nách lá thứ nhất của các dây nhánh. Vì vậy, trong kỹ thuật trồng dưa lê, nhất thiết phải bấm ngọn cho ra nhánh 2-3 lần thì năng suất mới cao. Thực nghiệm cho thấy so với những cây dưa lê không bấm ngọn thì khi bấm ngọn 1 lần năng suất quả tăng 60-80%, khi bấm ngọn 2 lần thì năng suất tăng 120-160%, 3 lần thì con số đó là hơn 250%.
Bà con thường bấm ngọn theo các cách
Trường hợp không làm giàn thì khi cây có 5 lá, thường vào lúc bón thúc lần 2, tiến hành bấm ngọn, tạo 2 nhánh to khỏe, khi 2 nhánh này có 5-6 lá thì lại bấm ngọn lần 2 để tạo 4-5 nhánh cấp 2 và khi các nhánh này có 5-6 lá thì bấm ngọn lần 3. Nh vậy tổng số nhánh của cây dưa lê có khoảng 60-70 nhánh. Hoặc chỉ bấm ngọn 2 lần: lần 1 khi cây có 6-7 lá và đẻ 4 nhánh; khi nhánh có 5-6 lá thì bấm lần 2 và để 5 nhánh cấp 2. Hoặc chỉ bấm ngọn 1 lần và để 5 nhánh cấp 1, cách này ít sử dụng và cần cuốc hố gần nhau hơn, tức mật độ cây cao hơn.
Khi làm giàn cho dưa lê thì khi cây có 6-8 lá thật, bấm ngọn để cây ra nhánh cấp 1, giữ lại 2 nhánh sinh trưởng tốt nhất. Cho 2 nhánh này leo lên giàn và cứ 30-40cm thì buộc dây để đỡ cho nhánh dưa. ở nhánh cấp 1 phát sinh các nhánh cấp 2. Cách này cho ít nhánh và số quả ít song có ưu điểm là quả sẽ to và không tiếp cận với đất nên vỏ quả ít bị h hại và mã quả đẹp hơn.
Sau khi trồng khoảng hơn 3 tháng thì những quả dưa lê ra sớm bắt đầu chín và cho thu hái. Trong quá trình thu quả không làm giập nát các dây của cây dưa nhất là trong các trường hợp không làm giàn. Đồng thời chú ý nhổ cỏ dại thường xuyên kể cả khi cây cho thu quả vì dưa lê rất nhạy cảm khi cỏ dại tranh chấp không chỉ chất dinh dưỡng mà cả ánh sáng.
Nguồn: sưu tầm