Kỹ thuật nuôi Gà H’Mông

Kỹ thuật nuôi Gà H'Mông - ky thuat nuoi ga hmong

 

Gà H’Mông có nhiều loại hình màu lông tuy nhiên phổ biến ba màu: Hoa mơ đen, trắng tuyền. Đặc điểm nổi bật nhất của gà H’Mông xương đen, thịt đen, phủ tạng đen, da ngăm đen (màu chì) chân đen 100%. Phân bố các tĩnh miền núi phía bắc chính như: Sơn La, Yên Bái, Lài Cai, Hà Giang và Nghệ An.

Qua nghiên cứu chọn lọc nhân thuần 3 thế hệ gà H’Mông (nguồn gốc từ Sơn La) tại viện chăn nuôi đến nay đã gây dựng được đàn gà H’Mông giống gốc cung cấp gà bố mẹ và gà thương phẩm nuôi thịt cho người chăn nuôi mang những đặc trưng như ở trên.

Năng suất sinh sản của gà H’Mông:

Tuổi đẻ trứng đầu tiên: 133-141 ngày

Tuổi đẻ đạt 30%: 22-23 tuần

Tuổi đẻ đạt 40%:25-26 tuần

Tuổi đẻ đạt đỉnh cao: 31-32 tuần

Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi: Gà trống nặng 1423-1450g

Gà mái nặng 1214-1250g

Sản lượng trứng /mái đẻ/40 tuần đẻ:73,81(q)

Tỷ lệ trứng giống(%): 92-94%

Tỷ lệ phôi (%): 96,42-96,47%

Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp(%): 77,83-79,36 %

Tỷ lệ nuôi sống (%): 92,02-95,65

Thức ăn bình quân giai đoạn đẻ: 100-110g/con/ngày

Đối với gà H’Mông thương phẩm (nuôi 12 tuần tuổi)

Tỷ lệ sống (%): 94,63-97,30%

Khối lượng cơ thể (g): 1090-1138 g/con

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể (g) 2,90-3,21

I. Giai đoạn nuôi úm

1. Chuẩn bị điều kiện nuôi:

– Trước khi tiếp nhận gà về nuôi, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện như: Chuồng nuôi, rèm quây, chụp sưởi, máng ăn, máng uống… tất cả phải khử trùng trước khi sử dụng 5 – 7 ngày.

– Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cho đàn gà.

– Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, kín ấm mùa đông.

– Nền chuồng cao ráo, dễ thoát nước.

– Chất độn chuồng: có thể dùng trấu, dăm bào sạch hoặc rơm rạ mới, lót dày 5 – 7cm.

– Chú ý: Chất độn chuồng phải khử trùng formol 2% trước khi đưa gà vào nuôi 2 – 5 giờ.

2. Chọn giống gà con:

Chọn gà nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập. Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, hở rốn, bụng sệ, lỗ huyệt bết lông.

3. Yêu cầu nhiệt độ:

Gà con 1 – 2 tuần đầu cần đủ ấm, bởi cơ thể gà con chưa tự điều chỉnh được thân nhiệt. Nếu không đảm bảo đủ nhiệt độ, tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng bị ảnh hưởng, các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa dễ phát sinh.

* Yêu cầu nhiệt độ chuồng nuôi:

Ngày tuổi
Nhiệt độ trong quây
Nhiệt độ chuồng
Ẩm độ tương đối
1 – 3
31 – 32
27 – 30
4 – 7
30 – 31
27 – 30
8 – 14
29 – 30
26 – 28
60 – 70
15 – 21
26 – 28
24 – 26
22 – 28
24 – 26
22 – 24
>28
23 – 24
20 – 22

4. Thiết bị sưởi ấm:

Có thể dùng bóng đèn, chụp sưởi, bóng hồng ngoại ở những nơi có điện hoặc đèn măng-sông, bếp than, bếp củi, lò ủ trấu… ở vùng sâu, vùng xa. Dùng than phải lưu ý than thải khí CO2 nên để hết khói mới sưởi ấm gà.

Dụng cụ sưởi treo ở giữa quây trong ô chuồng, đặt cao hay thấp tùy theo yêu cầu nhiệt độ cụ thể.

Trong quá trình nuôi, chú ý quan sát phản ứng của đàn gà với nhiệt độ.

– Nếu đàn gà tập trung gần chụp sưởi, chen lấn, chồng đống lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt độ, gà bị lạnh.

– Nếu gà con tụm lại một phía là bị gió lùa, rất nguy hiểm cần phải che kín hướng gió thổi vào chuồng gà.

– Nếu đàn gà tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác, khát nước, há mỏ thở là quá nóng cần điều chỉnh giảm bớt nhiệt độ. Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách treo cao chụp sưởi, bóng đèn lên hoặc tắt bóng đèn. Nếu đàn gà ăn uống đi lại đều trong quây là đủ nhiệt.

II. Kỹ thuật nuôi gà H’Mông

1. Mật độ nuôi:

* Nuôi trên nền độn chuồng:

1 – 7 tuần tuổi : 15 – 20 con/m2

8 – 20 tuần tuổi : 7 – 10 con/m2

>20 tuần tuổi : 3 – 4 con/m2

* Nuôi trên sàn lưới:

1 – 3 tuần tuổi : 40 – 50 con/m2

4 – 12 tuần tuổi : 10 – 12 con/m2

2. Ánh sáng:

Gà con mới xuống chuồng cần chiếu sáng 24/24 giờ từ 1 – 3 tuần đầu, từ 4 – 6 tuần tuổi giảm dần còn 16 giờ/ngày đêm. Từ 7 – 18 tuần tuổi chiếu sáng 8 giờ/ngày đêm, ở giai đoạn này cần ánh sáng tự nhiên là đủ. Ánh sáng phải được phân bổ đều trên diện tích chuồng nuôi.

Bảng 1: Yêu cầu ánh sáng:

Tuần tuổi
Thời gian
Cường độ W/1m3 chuồng nuôi
0 – 2
24 giờ
4
3 – 8
24 giờ
3
9 – 14
8 giờ ( ánh sáng tự nhiên )
2
15 – 20
8 giờ ( ánh sáng tự nhiên )
2,5
> 20
16 giờ
3,5

3. Máng ăn + máng uống

Nước uống: Cần cho gà uống nước sạch và tăng sức đề kháng trong những ngày đầu, pha vào 5 gram đường gluco + 1 gram vitamin C/1 lít nước. Sử dụng chụp nước uống tự động bằng nhựa 1,5 lít, 3 máng/100 gà, loại 3,8 lít, 1 máng/100 gà.

Thường sử dụng loại máng uống 1,5 lít tốt hơn, vì gà con không nhảy vào máng và thuận lợi hơn.

Vị trí đặt chụp nước có khoảng cách thích hợp với khay ăn để thuận tiện cho gà uống nước. Hàng ngày thay nước 2 – 3 lần để nước không bị ôi chua khi thức ăn lẫn vào.

Ngày đầu mới xuống chuồng, đầu tiên cho gà uống nước trước, sau khi gà nở 24 giờ mới cho gà ăn.

Chú ý: ngày đầu tiên chỉ nên cho gà ăn mè hoặc bắp xay nhuyễn.

Máng ăn: đảm bảo đầy đủ máng ăn để gà không chen lấn và ăn đồng đều. Trong 2 – 3 tuần đầu sử dụng khay ăn bằng tôn hoặc nhựa, kích thước 3 x 50 x 80cm cho 100 gà con. Có thể dùng mẹt tre 100 gà/2 mẹt tre.

Cho gà ăn nhiều lần trong 1 ngày đêm, lượng thức ăn mỗi lần cân đối đủ theo nhu cầu, thức ăn sạch, mới kích thích tính thèm ăn của gà, mỗi lần cho ăn cần loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn trong máng ăn để tận dụng cám cũ. Sau khi gà được 3 tuần tuổi nên thay khay, mẹt tre bằng máng dài hoặc máng tròn P50 cho hợp vệ sinh.

Chiều dài máng ăn bình quân / gà:

Tuần tuổi
Khoảng cách ( cm )
1 – 2
3 – 4
3 – 5
4 – 5
6 – 8
6 – 7

 

 

Khi dùng máng treo cần phải thường xuyên điều chỉnh độ cao để gà ăn được một cách thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn. Máng ăn cần phải được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, tránh để cám mốc dính lại gà ăn sẽ tiêu chảy và ngộ độc aflatoxin.

4. Nuôi dưỡng- chăm sóc:

Gà con 1 – 42 ngày tuổi cho ăn tự do cả ngày và đêm, có thể nuôi chung cả trống và mái. Sau 42 ngày (kết thúc giai đoạn gà con) chuyển sang chế độ nuôi ăn hạn chế (đối với gà sinh sản) để gà không bị béo, sinh trưởng tuân theo quy trình từng giống. Giai đoạn này cần nuôi tách trống, mái riêng.

Bảng 2: khẩu phần ăn tự phối chế cho gà con và gà hậu bị:

Nguyên liệu Giai đoạn gà con (0=>6 tuần) Giai đoạn hậu bị
NgôCám gạo

Bột cá loại 1

Khô đỗ(đỗ tương rang)

Proconco C25(guyo38)

Thóc tẻ

Bột keo đậu

Bột xương

Premix vitamin

Premix khoáng

Methionin

Lyzin

49,022,36,3

16,5

16,5

16,5

2,0

2,4

0,2

1,0

0,2

0,1

29,620,04,4

4,0

22,0

12,0

3,0

3,0

0,2

1,5

0,2

0,1

Tổng 100 100
Năng lượng trao đổiME(Kcal/kg)

Protein (%)

Methionin(g)

Lyzin(%)

Can xi(%)

Phospho tổng số(%)

NaCl tổng số (%)

ME/Protein

2.950,0018,050,34

0,96

1,45

0,74

0,30

163,49

2.685,0014,520,30

0,71

1,43

1,03

0,30

191,55

Chú ý: Giai đoạn gà con (0=>6tuần tuổi)co thể dùng cám hỗn hợp ăn thẳng Guyo 1120(1-15 ngày); guyo 1121 (16-35 ngày); Guyo 1122 (35-42 ngày). Hoặc dùng cám đậm đặc của Proconco C20 pha trộn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cũng có thể dùng cám Proconco C287A và C28B cho gà ăn.

Bảng 3: khối lượng cơ thể cần đạt được và định lượng thức ăn nuôi gà mái dò và hậu bị

Tuần tuổi Gà H’Mông
Khối lượng gà mái (g) Thức ăn
78

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

570700

830

920

1000

1060

1110

1170

1220

1300

1330

1370

1440

1490

5052

54

47

60

62

64

67

69

72

75

78

82

87

Nuôi hạn chế cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

Phải đủ máng ăn, máng uống (20-25 con/máng P50) 12- 15 cm chiều dài cho một gà. Nếu không đủ máng ăn gà sẽ phát triển không đồng đều con to, con bé ảnh hưởng đến tuổi và năng suất trứng sau này. Vì vậy, hàng tuần nên cân gà theo ngày giờ cố định, cân gà trước khi cho ăn, số lượng tối thiểu là 30 con/đàn, để kiểm soát khối lượng gà theo tiêu chuẩn nhằm điều chỉnh mức ăn cho gà.

5. Vệ sinh phòng bệnh:

Với phương châm phòng bệnh là chính, đảm bảo nghiêm ngặt những quy định về vệ sinh phòng bệnh. Sứ dụng các quy trình phòng bệnh tùy thuộc vào tình hình dịch tễ ở mỗi địa phương. Phải quan sát theo dõi gà thường xuyên như: trạng thái ăn, thể trạng, âm thanh, tiếng thở… bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để kịp xử lý kịp thời.

Trong chuồng chỉ nên nuôi gà cùng lứa tuổi. không nuôi động vật khác như: chó mèo trong trại … Định kỳ diệt trừ các loại gặm nhấm và côn trùng có tác hại

Lịch dùng thuốc và vacin cho gà H’Mông thương phẩm

Ngày tuổi Loại vacxin, thuốc dùng và cách sử dụng Phòng bệnh
1 Marek ( tiêm dưới da đầu) Bệnh marek
5 Lasota lần1 (tuỳ theo loại vacxin)Viêm PQTN – IB lần 1 (Nhỏ 2 – 4 giọt vào mắt, mũi tuỳ theo lượng nước pha) Phòng bệnh newcastle,  viêm phế  quản  truyền  nhiễm.
7 Gumboro lần1 (tuỳ theo loại vacxin)(Nhỏ 2 – 4 giọt vào mắt, mũi tuỳ theo lượng nước pha) Đậu gà  (chủng vào màng cánh) Phòng bệnh gumboro Phòng bệnh đậu gà
21 Gumboro lần2 (tuỳ theo loại vacxin)Viêm PQTN- IB lần 2 (tuỳ theo loại vacxin) (Nhỏ mắt, mũi hoặc pha nước cho uống trong 1 giờ) Phòng bệnh Gumboro Phòng Viêm phế quản truyền nhiễm
28 Lasota lần 2 (tuỳ theo loại vacxin)(Nhỏ mắt, mũi hoặc pha nước cho uống trong 1 giờ) Phòng bệnh newcastle ( Bệnh Gà rù )
56 Neucastle Hệ1 (Tiêm dưới da cánh 0,2-0,5ml/con tuỳ lượng nước pha ) Phòng bệnh newcastle
120 Vacxin  đậu gà lần 2 (Pha 2ml nước cất cho 100 liều chủng vào màmg cánh) Phòng bệnh đậu gà trước khi lên đẻ
126 Vacxin vô hoạt nhũ dầu phòng NCS, Gumboro, Viêm PQTN (tiêm dưới da đầu 0,2 ml/ con) Phòng bệnh newcastle, gumboro, viêm phế quản TN

Đặc điểm chung của các loại bệnh này là do virus gây ra, lây lan rất nhanh, mạnh, tỷ lệ gà mắc bệnh và chết cao không thể chữa bằng kháng sinh. Phòng bệnh bằng vaccin.

+ Bệnh Newcastle:

-Biện pháp phòng chống: Không nên nuôi chung gà các lứa tuổi, đảm bảo chuồng luôn sạch và khô ráo, thức ăn nước uống sạch sẽ, ăn đủ chất.Không nhốt chung gà mới mua về với gà khỏe mạnh. Cần nuôi cách ly trong vòng 10 ngày. Biện pháp phòng hữu hiệu nhất là sử dụng vaccin phòng bệnh cho gà ở các lứa tuổi theo khuyến cáo của thú y– Chống bệnh: Khi gà bị Newcastle xảy ra phải báo ngay cán bộ thú y cơ sở, dùng vaccin cho đàn gà khỏe mạnh, bổ xung thêm thuốc bổ tăng sức đề kháng cho đàn gà, cách ly con ốm, tiêu hủy gà ốm chết và rắc vôi bột để cách ly chuồng nuôi với khu vực xung quanh và rắc ở lối ra vào chuồng nuôi.

+ Bệnh Gumboro:

Đặc điểm của bệnh viêm túi Fibricius hay suy giảm miễn dịch hay gặp ở gà 3-6 tuần tuổi, do virus gây ra, virus này sống được lâu trong môi trường. Gà ốm và chết nhiều từ 15 – 20% đàn, không có thuốc đặc trị, phòng bệnh bằng vaccin theo khuyến cáo của thú y.– Chống bệnh: Khi bị Gumboro ngoài các bước làm như bệnh Newcastle cần cung cấp đủ nước, điện giải, bổ xung B.Complex, Vitamin K và C, AntiGumboro, Phosretic … do sức đề kháng giảm, gà dể bị ghép các loại bệnh khác, tùy thuộc tình trạng thực tế mà dùng kháng sinh cho phù hợp.

+ Bệnh đậu gà:

Đặc điểm chính của bệnh do virus gây ra, virus có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong môi trường, tạo thành các mụn đậu ở những phần không có lông (mào, tích, xung quanh mắt). Các loại gia cầm đều có thể mắc bệnh, gây tỷ lệ chết cao cho gà con, bệnh xảy ra quanh năm.

– Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh là chính, nuôi cách ly gà con với gà lớn, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, dùng thuốc diệt côn trùng theo định kỳ và phòng bệnh bằng chủng vaccin theo quy trình của các bác sỹ thú y.

– Trị bệnh: Cật những mụn đậu sau đó bôi dung dịch Glycerin Iot; hoặc xanh Metylen lên mụn đậu, ít ngày sau mụn đậu sẽ khô dần, trường hợp gà bị mụn đậu trong niêm mạc miệng, dùng thuốc sát trùng nhẹ axit Boric 3% hoặc cho gà uống Lugol 1%. Bổ xung Vitamin, nếu bệnh nặng cần bổ sung kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát.

Các chất thải của gà, độn chuồng, ổ để cần đốt hết. Phun thuốc sát trùng tiêu độc thường xuyên trong thời gian gà bệnh.

2.Bệnh do vi khuẩn:

Những bệnh do vi khuẩn thường gặp ở gà như sau: Tụ huyết trùng, Hen gà, E.coli và bệnh Bạch lỵ (Thương hàn gà). Đặc điểm chung của nhóm bệnh này do vi khuẩn gây nên, có tính lây lan cục bộ và dể tái phát, có thể trị bằng kháng sinh.+ Bệnh tụ huyết trùng:

Có thể phòng bệnh bằng vacci và điều trị bằng kháng sinh– Phòng bệnh: vệ sinh sạch sẽ, giữ chuồng luôn khô ráo, thức ăn nước uống đảm bảo vệ sinh. Dùng vaccin tụ huyết trùng lần đầu phòng chống cho gà 2 tháng tuổi sau đó 3-4 tháng tuổi nhắc lại một lần: tiêm dưới da cổ hoặc màng cánh liều từ 0,5-1 ml/con.

– Điều trị: Dùng một số loại kháng sinh sau đây: Tetracylin, Neotesol, Enrofloxaxin liều lượng và thời gian điều trị theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác.

+ Bệnh hen gà (CRD):

Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt mùa rét và khí hậu nóng ẩm đầu năm. Bệnh thường xuyên tái phát do sức đề kháng của gà giảm hoặc do thay đổi của thời tiết, chăm sóc nuôi dưỡng kém. Lây lan chủ yếu qua đường hô hấp từ gà bệnh sang gà khỏe và cũng có thể truyền từ mẹ sang con qua trứng.– Phòng và trị bệnh: Chuồng trại thông thoáng khô ráo, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, mật độ gà nuôi phải phù hợp. Khi gà mắc bệnh có thể dùng một số chế phẩm như: Tylosin, Tiamulin, Norfloxaxin, Enrotril điều trị theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Nguồn: 2lua.vn

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật nuôi Gà H’Mông

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *