Vẹt có lẽ là loài chim cảnh đáng yêu nhất, chúng có thể nói tiếng người cũng như rất thong minh. Kỹ thuật nuôi vẹt nói không khó nhưng người nuôi cần phải nắm được những điều cơ bản. Hãy cùng tham khảo kỹ thuật nuôi vẹt nói sau đây.
Kỹ thuật nuôi vẹt nói (hình 1)
Muốn nuôi vẹt nói, điều quan trọng nhất là phải nuôi từ lúc nó mới nở. Bạn đợi mùa sinh nở của chúng ra các tiệm chim sẽ có bán những con vẹt còn choác mỏ đòi ăn, khi đó hãy lựa 1 con khỏe mạnh đem về. Những con vẹt này về sau sẽ rất thân với bạn và nghe lời, khỏi cần phải nhốt lồng hay cột xích. Nuôi vẹt bổi (vẹt đã lớn) cũng có thể nói nhưng không thể dạy được, nghĩa là sau khi bạn nuôi nó 1 thời gian dài (1-2 năm), nó sẽ học được 1 vài tiếng nào đó, ú ớ, và chỉ có chừng đó thôi. Vẹt bổi nuôi khó thuần, chịu biết mặt chủ đã là khó, còn muốn dạy nó nói thì là nhiệm vụ khó hơn gấp bội, xưa nay mình chưa thấy ai nuôi vẹt lớn mà dạy nói được cả.
Mục đích nuôi từ non nhằm để con vẹt lầm tưởng chúng ta là mẹ chúng.nên lựa chọn vẹt non nhưng non tầm tuổi nào cũng rất đáng chú ý. chỉ chênh nhau vài ngày vấn đề sẽ khác thấy rõ rệt.
Theo kinh nghiệm nuôi vẹt nói thì ở độ tuổi mà con chim chưa nhận thức được là khi chim bung lông ống ở cánh được 2cm là đẹp nhất.
Kỹ thuật nuôi vẹt nói (hình 2)
Hàng ngày vào buối sáng, hoặc buổi chiều (vào một giờ nhất định nào đó thuận tiện trong ngày), bạn hãy lấy một lát cà-rốt, hay dưa leo, hay táo, lê, mận… tươi ngon (tùy thứ gì mà nó thích!), cầm chúm ở các đầu ngón tay, nhẹ nhàng chìa tới bên nó. Vừa mời ăn, vừa nói những lời âu yếm nhẹ nhàng, tránh đột ngột, tránh to tiếng khiến vẹt hoảng sợ. Khi vẹt chịu lấy thức ăn, nhẹ nhàng rụt tay lại, tiếp tục đứng yên nói một vài lời âu yếm! (Đừng nghĩ vẹt không hiểu gì, tuy không hiểu lời nói, nhưng của chỉ, thái độ dịu dàng của bạn vẹt cảm nhận rất rõ, và điều này khiến nó yên tâm).
Sau hai, ba ngày như vậy, tiếp cận gần hơn: món ngon để trong lòng bàn tay, từ từ đưa gần tới vẹt. Các ngón tay tự do của bạn hãy chạm nhẹ vào lông ngực nó, bàn tay dần dần hơi nghiêng úp sao cho vẹt muốn ăn thì phải nghểnh cổ, cúi sâu hơn vào lòng bàn tay bạn, cũng có nghĩa là sự đụng chạm với vẹt sẽ nhiều hơn!
Kỹ thuật nuôi vẹt nói (hình 3)
Tiếp tục tư thế úp bàn tay trên, nhưng lần này ngón cái, ngón ba-tư-năm giữ chặt lấy miếng ngon, ngón trỏ chìa ra bắt vẹt phải đứng lên ngón tay bạn thì mới lấy được thức ăn.
Nếu thành công bước này, chỉ hai ba ngày sau, bạn có thể thoải mái vuốt ve chúng!
Lưu ý: khi tiếp cận vẹt mới, không nên rụt rè, rút tay đột ngột khi nó chuẩn bị cắn. Càng sợ sệt bao nhiêu, càng cố tình rút tay bao nhiêu, vết cắn sẽ càng sâu, càng khiến vẹt kích động, sợ hãi bấy nhiêu. Hãy tự tin và dịu dàng, chậm rãi tiếp cận với vẹt, bạn sẽ tránh được những cú cắn tự vệ ban đầu khi vẹt còn lo sợ! Trong thời gian làm quen không nên đụng chạm vào khu vực lông bụng vẹt, đây là điểm nhạy cảm, đặc biệt với vẹt mái, chúng hay khó chịu và dễ cắn lắm!
Nguồn: sưu tầm