Nội dung chính
Khoai để làm giống yêu cầu có chất lượng cao với hàm lượng nước thấp hơn khoai thịt nên tuỳ theo chân đất cần phải bón đủ lượng phân, nhất là phân lân và kali.
Sau trồng khoảng 15 – 20 ngày cần tiến hành ngắt ngọn, nhằm kích thích cho khoai tây ra nhiều tia củ. Trung bình 1 sào (360m2) bón: phân chuồng hoai mục 4-5 tạ + đạm urê 9-10kg + 20 kg lân supe và 6-7 kg kali. Cách bón như sau:
Bón phân
Bón thúc đợt 1, sau trồng 20-25 ngày: bón 5kg urê và 2-3 kg kali. Đợt 2 sau đợt 1 khoảng 15-20 ngày bón hết số phân còn lại khoảng 2-3kg urê và 4kg kali.
Lưu ý không bón phân chuồng tươi, nếu sử dụng phân tổng hợp NPK thì phải điều chỉnh cho đủ lượng bón tương đương và nên sử dụng sản phẩm của các công ty có uy tín. Mỗi lần bón thúc nên kết hợp vun xới và tuỳ theo điều kiện thời tiết mà tiến hành tưới nước, không nên để ruộng quá khô hoặc quá ẩm. Kết thúc tưới trước khi thu hoạch 20 ngày để hạn chế lượng nước tích trong củ giống và bệnh ghẻ củ. Thường xuyên nhổ bỏ những cây khác dạng, cây bị bệnh đem tiêu huỷ để tránh lẫn giống và tránh lây lan bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh:
Khoai tây giống trồng trong vụ xuân thời tiết thường âm u, mưa phùn nên phải chú ý phòng trừ bệnh mốc sương, bằng các loại thuốc đặc hiệu như Cuproxat 345SC, Zinep 80WP, Ridomil Gold 68WP… Ngoài ra, khoai giống thường sinh trưởng, phát triển mạnh vào thời kỳ khi các diện tích khoai thương phẩm đã thu hoạch nên các loại dịch hại sẽ di chuyển sang gây hại, nhất là rệp làm lây lan bệnh xoăn lá, xoăn lùn. Cần chủ động phòng trừ rệp bằng các loại thuốc đặc hiệu như Confidor, Trebon, Actara, Dantosu …
Thu hoạch:
Khi khoai đã già có 2/3 số lá đã vàng và tàn dần, chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Khi thu hoạch cần nhẹ tay, hạn chế xây xát củ giống, triệt để loại bỏ những củ thối hỏng, sâu bệnh và nên sớm đưa khoai vào kho lạnh để bảo quản hạn chế sâu bệnh hại xâm nhập.
Nguồn: 2lua.vn