Một mô hình chăn nuôi hiện đại hóa và công nghiệp hóa

Xí nghiệp heo giống Đông Hiệp (Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh) là một trong 4 trang trại chăn nuôi heo giống của Tổng công ty nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. Xí nghiệp có diện tích tự nhiên 25 ha; năm 2004 được thành phố đầu tư để có công nghệ chăn nuôi hiện đại nhất việt Nam.

Một mô hình chăn nuôi hiện đại hóa và công nghiệp hóa - mot mo hinh chan nuoi hien dai hoa va cong nghiep hoa1 500x376

 

 

Quy mô định hình 2.500 heo giống ông bà GP1 với tổng đàn heo thường xuyên là 18.000 con. Hàng năm xí nghiệp (XN) phải sản xuất 32.000 heo giống các loại (trong đó có 1000 nái hậu bị và 1500 đực hậu bị và 28.000 heo thịt). Tổng kinh phí đầu tư là 5,5 triệu USD. XN đã xây dựng xong 33 dãy chuồng nuôi gồm 3 khu chính:

1) Khu nuôi heo ông bà;

2) Khu nuôi heo hậu bị;

3) Khu nuôi heo thịt.

XN nuôi một số loại giống chính là: Landrace, Yorshire và Duroc có nguồn gốc từ Mỹ, Anh, Đan Mạch, Canada, Pháp và Nhật. XN áp dụng công nghệ “Cơ khí hóa, tự động hóa” và quy trình chăn nuôi của Đan Mạch để sản xuất giống heo chất lượng cao. Nền chuồng bằng bêtông, heo nuôi trên sàn bằng nhựa. Có hệ thống thoát phân và nước thải (nước tiểu + nước rửa chuồng,…) theo áp lực âm. Chuồng kiểu 2 mái xung quanh chuồng (hiên) và giữa chuồng có đường đi bằng bê tông được thiết kế phù hợp với kiểu khí hậu và môi trường ở TP Hồ Chí Minh đáp ứng được yêu cầu chăn nuôi từng giống, từng lứa tuổi và tính năng sản xuất. Toàn bộ hệ thống điện cấp phát để vận hành các thiết bị trong chuồng nuôi, để thắp sáng được phân phối theo chương trình đã cài đặt sẵn. Hệ thống cấp và thoát nước và xử lý nước đều tự động. Khi trời nóng đến nhiệt độ giới hạn máy tự động phun sương và nước lạnh để làm mát chuồng.

Cấp nước uống cho heo bằng van (dạng núm hoặc van). Cấp thức ăn từ xylo (bồn chứa) ở đầu từng chuồng qua hệ thống phân phối đến chuồng nuôi từng loại heo theo chương trình tự động hóa.

Toàn bộ chất thải trong chuồng nuôi (phân + nước tiểu + nước tắm heo + rửa chuồng,…) được đi theo hệ thống ống dẫn kín áp lực âm (ống dẫn chìm dưới đất) chuyển đến giếng thu chất thải. Ở đây các chất thải dạng rắn, bã được tách ra để sản xuất phân hữu cơ, còn lại chất lỏng thải được chuyển vào hầm yếm khí (không có không khí). Ở đó được bổ sung vi sinh vật lên men yếm khí, tạo thành khí đốt (khí mê tan) – còn gọi là hầm bioga (khí sinh học). Khí mê tan được chuyển sang khu sục khí. Chất hủy sau khi xử lý thành nước sạch được chuyển vào các bể chứa dùng để tưới cây trang trại làm bóng mát.

Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chăn nuôi heo của xí nghiệp đạt được trong năm 2004

– Xí nghiệp nuôi 1250 heo nái giống GP (bố mẹ) bình quân đẻ 2,25 lứa/nái/năm. Khối lượng sơ sinh bình quân 1,4 kg/con. Bình quân heo cai sữa 21 con/nái/năm. Khối lượng heo con cai sữa lúc 28 ngày là 7,2 – 7,3 kg/con. Khối lượng xuất chuồng lúc 13,5 tháng tuổi 95 – 100 kg/con. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng 2,6 – 2,7 kg. Tỷ lệ nạc 56 – 58%.

– Xí nghiệp chăn nuôi heo Đông Hiệp là một trong những mô hình về Công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong chăn nuôi heo của nước ta.

Tập tin đính kèm
     115_MHSXG.11_Mo-hinh-chan-nuoi-hien-dai-hoa-va-CNH.pdf

Nguồn: hoinongdan.cantho.gov.vn

Thảo luận cho bài: Một mô hình chăn nuôi hiện đại hóa và công nghiệp hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *