Nội dung chính
Bệnh thường xuất hiện, gây hại từ đầu tháng 3, hại nặng vào tháng 4-5. Hại trên lá, thân, cành non, đế hoa.
1. Bệnh đốm đen
Thường xuất hiện, gây hại từ đầu tháng 3, hại nặng vào tháng 4-5. Hại trên lá, thân, cành non, đế hoa.
Triệu chứng: Vết bệnh thường có hình tròn, ranh giới không rõ ràng. Xuất hiện vết màu đen ở giữa màu xám nhạt, xung quanh có quầng vàng. Bệnh làm lá rụng sớm, cây xơ xác, hoa ít và nhỏ, đường kính vết bệnh từ 1 đến 2,5cm. Trên mô bệnh hình thành các điểm nhỏ màu đen, hình tròn là đĩa cành của nấm gây bệnh. Bệnh hại nặng trên các giống hồng, đặc biệt là giống hồng đỏ Đà Lạt.
Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh đồng ruộng: Phát hiện cây chớm bị bệnh có thể dùng các loại thuốc đặc hiệu: Score 250 ND hoặc Manage 5WP. Pha 15g thuốc cho một bình 8 lít nước. Phun thuốc ướt đều cho cây (2-3 bình/sào Bắc bộ – 360m2). Nếu cây bị nặng phun lại sau 7 – 10 ngày.
2. Bệnh phấn trắng
Hại chủ yếu trên các lá non, ngọn non, có khi cả trên thân, cành, nụ hoa. Bệnh xuất hiện từ tháng 2, hại nặng tháng 3-4. Giống hồng đỏ Pháp bị gây hại rất nặng.
Triệu chứng: Trên phiến lá có một lớp bột trắng như sương từng đám, cũng có khi phủ gần kín cả phiến lá, làm cho phiến lá có màu xanh vàng.
Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ có hiệu quả phải vệ sinh đồng ruộng, làm thông thoáng luống, thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh kịp thời, vơ bỏ lá bị bệnh và phun thuốc khi cây chớm nhiễm bệnh. Dùng một trong các loại thuốc hóa học: Manage, Ridomil, Anvil để phòng trừ.
3. Bệnh gỉ sắt.
Hại trên lá, thân, cành, nụ hoa. Bệnh xuất hiện từ tháng 3, hại nặng vào tháng 4-5 trên giống hồng trắng Mỹ, đế sen Thái Lan.
Triệu chứng: Xuất hiện các đốm nhỏ màu vàng, về sau to dần tạo thành ổ nổi, tế bào biểu bì nứt vỡ ra, chứa một khối bột vàng nâu đỏ, vàng gạch non. Vết bệnh dày đặc làm cho lá khô cháy.
Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc bón phân cân đối, tỉa cành cho thông thoáng. Khi phát hiện chớm bệnh cần vơ bỏ lá bệnh và dùng thuốc hóa học: Anvil, Ridomil, Manage để phun trừ.
4. Bệnh thán thư
Hại chủ yếu trên lá hồng. Bệnh xuất hiện từ tháng 3, hại nặng vào tháng 5 trên các giống hồng.
Triệu chứng: Vết bệnh có hình bán nguyệt ở rìa mép lá, nếu ở giữa lá thì vết bệnh hình tròn. Xung quanh vết bệnh có viền nâu đỏ, trên vết bệnh có những điểm đen. Làm cho lá khô, rụng.
Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, tạo thông thoáng cho vườn hồng. Nếu chớm xuất hiện bệnh có thể dùng thuốc hóa học: Manage, Ridomil để phun trừ, nếu bệnh nặng phun kép 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Nguồn:sưu tầm
Tìm bài này trên Google:
- bệnh trên hoa hồng
- các bệnh thường gặp ở hoa hồng
- bệnh trên cây hoa hồng