Hiện có rất nhiều công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi có thể giảm thiểu nguy cơ lây truyền mầm bệnh, kinh tế và thân thiện với môi trường.
Công nghệ ấu trùng ruồi đen
Ấu trùng của ruồi đen (Black Soldier Fly) là loại côn trùng phàm ăn. Chúng có thể làm giảm khối lượng và thể tích của chất thải trong vòng 24 giờ. 1 m2 ấu trùng ruồi có thể ăn 40 kg phân lợn tươi/ngày. Cứ 100 kg phân có thể cho 18 kg ấu trùng rất giàu chất dinh dưỡng như protein (42%), chất béo (34%) và là nguồn thức ăn tốt cho lợn, gia cầm và cá.
Công nghệ đệm lót sinh học
Đệm lót sinh học là một lớp đệm dày 60 cm, gồm tro than hút ẩm, trấu và rơm cắt nhỏ… được trộn với chế phẩm vi sinh có tác dụng tiêu hủy phân và nước tiểu, hình thành một lớp sinh khối sạch, hạn chế vi khuẩn bệnh và ký sinh trùng, loại bỏ ruồi muỗi, không mùi hôi. Chăn nuôi lợn, trâu bò hay gia cầm trên nền đệm lót sinh học đều hiệu quả. Với chăn nuôi lợn, có thể tiết kiệm 80% nước và giảm 60% chi phí lao động.
Nuôi heo trên nền đẹm lót sinh học
Công nghệ giun đất
Giun đất được sử dụng trong công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam phổ biến là giun đỏ và giun quế. Một quần thể giun 15.000 con nuôi tạo hàng tỷ vi khuẩn trong một thời gian ngắn. Chính quần thể vi khuẩn này giữ vai trò phân giải các chất hữu cơ của chất thải và các enzyme trong ruột giun như protease, lipase, amylase, cellulose, chitinase cũng phân giải các vật liệu giầu protein và xơ trong chất thải hữu cơ.
Trong quá trình phân hủy chất thải, giun thải dịch chất từ ruột và dịch chất này có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn bệnh trong khối phân ủ. Phân ủ từ giun cũng là nguồn phân bón tốt cho cây trồng, giá phân giun ở nước ta lên tới 500 USD/tấn.
Nguồn: sưu tầm