Ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, phổ biến nhất là chủng H5N1 bắt đầu hoành hành từ năm 1997.

Trước đây, loại virus H5N1 chỉ gây bệnh cho gia cầm, song hiện nay lại gây bệnh cho cả thủy cầm và động lực của nó rất mạnh. Loại virus này có tính biến dị cao, có thể sinh ra đại dịch. Virus lây lan mạnh trong điều kiện độ ẩm cao và nhiệt độ lạnh. Virus cúm cư trú trên các loài thủy cầm di cư như: cò, ngỗng trời, vịt trời… nên khả năng lây lan bệnh rất rộng và khó kiểm soát. Do đó các biện pháp phòng và ngăn chặn bệnh lây lan phải được đặt lên hàng đầu.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày. Gia cầm bị sốt, bỏ ăn, thở khó, phải há mỏ để thở, dịch trong mũi, miệng, nước mắt chảy liên tục, tiêu chảy, phân có màu xanh vàng, mùi tanh. Mào sưng, xung huyết đỏ sẩm. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh cúm gà là da chân có tụ huyết. Đôi khi có triệu chứng thần kinh, đi xiêu vẹo, quay cuồng rồi lăn ra chết. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm gia cầm, vì vậy biện pháp phòng ngừa phải được đặt lên hàng đầu.

Ngăn chặn bệnh cúm gia cầm - z300 Nguoi chan nuoi 218

Cơ chế xâm nhập và gây bệnh của virus cúm

Phòng bệnh

Chỉ mua gia cầm khỏe tại các cơ sở giống đảm bảo chất lượng, có điều kiện chăn nuôi tốt không mắc bệnh. Không nhốt chung đàn gia cầm khỏe với gia cầm ốm bệnh. Thường xuyên loại thải gia cầm ốm ra khỏi đàn.

Tiêm vaccin cúm gia cầm để phòng bệnh. Tiêm phòng vaccin H5N1 cho gà, vịt. Gà 2 – 5 tuần tuổi 0,3 ml/con; trên 5 tuần tiêm 0,5 ml/con; sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần. Vịt 2 – 5 tuần tuổi tiêm 0,5 ml/con; sau 28 ngày tiêm nhắc 1 ml/con; sau đó 4 tháng tiêm nhắc 1 lần.

Thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng trại, định kỳ 1 tuần/lần, phun thuốc sát trùng trong và xung quanh chuồng nuôi bằng một số hóa chất như như Virkon 0,25%, Biocid 0,1%, dung dịch Anolyte.

Sử dụng thức ăn, nước uống cho gia cầm phải sạch sẽ, đảm bảo chất lượng. Cho ăn đầy đủ tiêu chuẩn và khẩu phần ăn, cho uống thêm B.Complex giúp cho gia cầm khỏe mạnh tăng sức đề kháng với bệnh. Ngoài vaccin cúm gia cầm, cần tiêm phòng định kỳ, đầy đủ các loại vaccin thông thường như: Marek gà; Gumboro gà; đậu gà; tả gia cầm; tụ huyết trùng gia cầm theo lịch của cơ quan thú y địa phương,  giúp cho gia cầm miễn dịch với các bệnh này.

Đảm bảo an toàn sinh học, hạn chế người ra vào khu chăn nuôi. Không nuôi nhốt chung các loại gia cầm.

Xử lý khi xảy ra dịch bệnh

Báo ngay với thú y cơ sở và chính quyền địa phương khi nghi có biểu hiện của cúm gia cầm. Không bán chạy, không vứt xác gia cầm chết bừa bãi ra ao hồ, nơi công cộng. Kịp thời khoanh vùng dịch, xử lý nhanh tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh chôn trong hố sâu có thuốc sát trùng hoặc đốt. Sau ít nhất 3 tháng mới đưa gia cầm mới vào nuôi.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *